Moldova: Tân Thủ tướng đặt câu hỏi về tình trạng trung lập quân sự

Thủ tướng mới của Moldova đã bắt đầu nhiệm kỳ bằng cách đặt câu hỏi về tình trạng trung lập của nước này.

Chú thích ảnh
Các thành viên của Chính phủ Moldva mới. Ảnh: Presedinte.md

Sau khi được Quốc hội chấp thuận, tân Thủ tướng Moldova Dorin Recean ngay lập tức đặt câu hỏi về tính trung lập vốn được ghi trong hiến pháp của nước này. Đây là một trong những tuyên bố đầu tiên của ông Recean với tư cách là người đứng đầu chính phủ Moldova.

"Các quyết định mà chúng ta đưa ra bây giờ sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta và con cháu chúng ta. Chúng ta có cơ hội và nghĩa vụ thực hiện bước nhảy vọt vào thế giới văn minh, trở thành một phần của gia đình châu Âu - một liên minh hòa bình và thịnh vượng", ông Recean nêu rõ.

Phát biểu về tình trạng trung lập của Moldova, Thủ tướng Recean nói: "Chúng ta không được nhầm lẫn giữa phòng thủ với trung lập. Tính trung lập không đảm bảo cho chúng ta trong trường hợp bị tấn công", lưu ý rằng có thể đã đến lúc tính trung lập “không còn hiệu quả nữa”. 

Tân Thủ tướng Moldova lập luận rằng trong hơn 30 năm qua, “một số chính trị gia” đã lan truyền câu chuyện rằng “nếu chúng ta trung lập, thì chúng ta tự được bảo vệ”, điều mà ông Recean cho là "sai lầm". 

Ông Recean, cựu Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Maia Sandu, được bổ nhiệm để giải quyết các vấn đề an ninh trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về những hành động mà chính quyền Moldova cáo buộc là do Nga khiêu khích. 

Ý tưởng từ bỏ vị thế trung lập về quân sự của Moldova đã được Tổng thống Sandu đưa ra gần đây, sau khi phe đa số cầm quyền thân EU ở Chisinau liên tục tranh luận về sự cần thiết phải củng cố khả năng phòng thủ của nước này kể từ khi họ lên nắm quyền vào tháng 6/2021, đặc biệt là sau ngày 24/2 năm ngoái khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, nước láng giềng phía Đông của Moldova.

Vào ngày 16/2, Quốc hội Moldova ủng hộ chính phủ mới với số phiếu của 62 đại biểu thân EU trong tổng số 101 nghị sĩ. Chính phủ mới được tán thành với nhiệm vụ "bảo vệ Moldova khỏi những thách thức do Nga đặt ra (tình báo Ukraine gần đây đã cảnh báo về một âm mưu mà họ cáo buộc là của Moskva nhằm gây bất ổn cho Moldova) và khởi xướng các cuộc đàm phán gia nhập EU".

Tổng thống Moldova cho biết nước này vẫn đang phân tích liệu có cần thay đổi hiến pháp để gia nhập “một liên minh lớn hơn” hay không, khi được hỏi về khả năng gia nhập NATO của họ trong một cuộc phỏng vấn.

NATO từ lâu đã là một chủ đề nhạy cảm ở Moldova, nhưng với cuộc xung đột đang diễn ra ở nước láng giềng là Ukraine, các nhà chức trách Moldova thân EU ngày càng nói nhiều hơn về nhu cầu xây dựng khả năng phòng thủ đáng tin cậy của họ.

Tuy nhiên, ngay cả những tuyên bố thận trọng như vậy cũng dẫn đến những chỉ trích từ các chính trị gia thân Nga hoặc theo chủ nghĩa dân tộc đang tìm cách giành được sự ủng hộ của cử tri. Điều này cũng nguy cơ gây ra phản ứng tức giận từ Moskva. 

Công Thuận/Báo Tin tức (Bne.eu)
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan tiết lộ lý do Warsaw ủng hộ Kiev mạnh mẽ trong xung đột Nga - Ukraine
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan tiết lộ lý do Warsaw ủng hộ Kiev mạnh mẽ trong xung đột Nga - Ukraine

Trong khi Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết Warsaw sẽ cân nhắc chuyển giao chiến đấu cơ MiG-29, Thứ trưởng Ngoại giao nước này, ông Paweł Jabłoński, đã tiết lộ lý do Warsaw ủng hộ Kiev mạnh mẽ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN