Dẫn nguồn ba quan chức trong Chính phủ Mỹ, hãng Reuters cho biết vụ giao dịch trên cho Ngân hàng Trung ương Myanmar thực hiện hôm 4/2, tức 3 ngày sau khi quân đội Myanmar bắt giữ nhiều quan chức hàng đầu tại quốc gia Đông Nam Á này khiến các nhà lãnh đạo thế giới lên tiếng phản đối.
Một nhân vật tiết lộ rằng đề nghị rút tiền đã tự động bị chặn lại do Myanmar trước đó từng nằm trong “danh sách xám” của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) với quan ngại về vấn đề rửa tiền.
Ngoài ra, các quan chức Mỹ được cho là đã đình chỉ việc xử lý giao dịch, cuối cùng chặn vô thời hạn Myanmar tiếp cận các khoản tiền sau khi Tổng thống Joe Biden ra chỉ đạo ngày 10/2 yêu cầu đóng băng những tài khoản ngân hàng của quốc gia này tại Mỹ.
Tại thời điểm đó, ông Biden không nêu rõ trong tuyên bố của mình rằng các quan chức quân sự của Myanmar đã cố gắng tiếp cận khoản tiền gửi. Cũng cần lưu ý rằng Ngân hàng Trung ương Myanmar bị nêu cụ thể là một bộ phận của chính quyền quân sự Myanmar sau vụ chính biến.
Hai nguồn tin còn lại tiết lộ với Reuters trong điều kiện giấu tên rằng chỉ thị trên ngằm trao cho Cục Dự trữ Liên bang quyền hợp pháp để đóng băng các tài khoản của Myanmar đang được Ngân hàng Trung ương và Dịch vụ Tài khoản Quốc tế - một chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang - quản lý.
Hiện Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Ngoại giao Mỹ chưa đưa ra phản hồi về vấn đề trên. Thông tin này được đăng tải cùng ngày Bộ Tài chính Mỹ bổ sung Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và hai tập đoàn kinh tế của Myanmar vào danh sách cấm.
Bên cạnh Mỹ, nhiều quốc gia trong đó có Canada, Anh và Liên minh Châu Âu đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào Myanmar sau vụ chính biến ngày 1/2 cũng như tình trạng bạo lực đối với người biểu tình.
Liên hợp quốc nhấn mạnh ngày 4/3 chính là ngày đẫm máu nhất kể từ khi chính biến nổ ra đến nay khi có tới người thiệt mạng.