Động cơ đã nóng lên trên tên lửa Terran 1 của Relativity Space, khi vấn đề liên quan đến quy trình tự động khiến công ty phải hủy vụ phóng lần thứ hai trong vòng một tuần. Không lâu sau đó, công ty tìm cách phóng tàu từ Cape Canaveral (bang California), nhưng buộc phải dừng do vấn đề áp suất liên quan đến tên lửa. Trong thông báo, Relativity Space cho biết sẽ công bố thông tin về thời điểm phóng mới sau.
Trước đó, tên lửa Terran 1 được lên kế hoạch phóng vào ngày 8/3 tại Cape Canaveral (bang California), song phải hoãn lại vào phút chót vì các vấn đề về nhiệt độ nhiên liệu đẩy.
Terran 1 cao 33,5m, có đường kính 2,2m và 85% khối lượng của tên lửa là hợp kim được sản xuất bằng công nghệ in 3D, kể cả các động cơ. Đây là sản phẩm in 3D lớn nhất từ trước tới nay. Relativity Space đặt mục tiêu sản xuất một tên lửa với 95% bằng công nghệ in 3D. Đây được ca ngợi là một thiết bị không gian tiên tiến, tốn ít chi phí sản xuất và phóng hơn.
Terran 1 có 9 động cơ Aeon 1 dùng công nghệ in 3D cho phần đầu và 1 động cơ Aeon Vacuum in 3D cho phần hai. Tên lửa hoạt động nhờ các động cơ Aeon, sử dụng khí oxy lỏng và khí tự nhiên hóa lỏng – được kỳ vọng là “chất đẩy tên lửa trong tương lai” – có khả năng cấp nhiên liệu cho tên lửa đi một hành trình tới Sao Hỏa. Tên lửa Vulcan do United Launch Alliance và Starship của SpaceX chế tạo cũng đang sử dụng loại nhiên liệu này.