Năm 'chết chóc' với các nhà báo

Cuộc xung đột ở Syria, các cuộc chiến ở Somalia và các vụ bạo lực trả đũa của quân Taliban ở Pakistan đã biến năm 2012 thành năm có số lượng nhà báo thiệt mạng trong khi tác nghiệp nhiều nhất kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước.


 

Một nhà báo bị thương trong vụ không kích của Israel vào tòa nhà kênh truyền hình al-QudsGada. Ảnh: AFP/TTXVN.


 
Trong báo cáo công bố ngày 18/12, Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) có trụ sở ở Mỹ cho biết tính tới trung tuần tháng 12/2012, có ít nhất 67 nhà báo bị giết hại trong khi đang làm nhiệm vụ, tăng 40% so với con số thiệt mạng hồi năm 2011. Đây là con số cao nhất kể từ khi CPJ bắt đầu thống kê số nhà báo tử vong hồi năm 1992.

Trong khi đó, tổ chức Nhà báo Không biên giới (đặt trụ sở tại Paris, Pháp) cho biết trong năm qua có 88 nhà báo thiệt mạng, một con số kỷ lục kể từ khi tổ chức này công bố báo cáo thường niên về số nhà báo tử vong hồi năm 1995.

Theo báo cáo của CPJ, vùng đất chết chóc nhất với các nhà báo là Syria, nơi có 28 nhà báo thiệt mạng trong năm qua, tiếp đến là Somalia (12) và Pakistan (7). Nhiều nhà báo thiệt mạng do trúng đạn trong các cuộc giao tranh tại những điểm nóng, nhưng cũng không ít trường hợp bị tấn công sát hại.

CPJ cho biết ngoài 67 nhà báo bị thiệt mạng đã được xác định, còn khoảng 30 trường hợp tử vong đang được điều tra.

Năm có số nhà báo thiệt mạng nhiều nhất được ghi nhận là năm 2009, với 74 trường hợp, trong đó gần một nửa bị giết hại trong các cuộc tàn sát ở tỉnh Maquindanao ở Philippines.


TTXVN/Tin tức
Số nhà báo thiệt mạng tăng cao kỷ lục

Theo tổ chức phi chính phủ có quy chế tư vấn Press Emblem Campaign (PEC) thuộc Liên hợp quốc, trong 6 tháng đầu năm 2012, trên thế giới có 110 nhà báo thiệt mạng, tăng 36% so với cùng kỳ các năm trước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN