Theo kênh truyền hình RT, Trạm Nghiên cứu Esperanza đã ghi nhận mức nhiệt kỷ lục này vào ngày 6/2/2020, đổ xô kỷ lục trước đó là 17,5 độ C hồi tháng 3/2015.
Trạm Esperanza có trụ sở tại Bán đảo Nam Cực, gần cực Bắc của Nam Cực và Nam Mỹ.
Tổng thư ký WMO, Giáo sư Petteri Taalas, cho biết kết quả này mang ý nghĩa quan trọng vì nó giúp các nhà nghiên cứu dựng nên bức tranh về thời tiết và khí hậu ở một trong những khu vực ấm lên nhanh nhất hành tinh. Trong một tuyên bố, ông nói rằng kỷ lục nhiệt độ mới là "phù hợp với những dữ liệu thay đổi khí hậu mà chúng tôi đang quan sát”.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change đầu tháng 6, do một nhóm 70 chuyên gia quốc tế thực hiện đánh giá những hậu quả về sức khỏe đã xảy ra do biến đổi khí hậu, họ kết luận biến đổi khí hậu gây ra hơn 30% số ca tử vong liên quan đến nắng nóng.
Vừa qua, các đợt nóng đỉnh điểm tại Canada và Tây Bắc nước Mỹ đã đẩy nền nhiệt tăng lên mức cao kỷ lục đã khiến hàng trăm người tử vong. Đợt nắng nóng tồi tệ nhất đã trôi qua vào ngày 30/6, nhưng bang Oregon của Mỹ đã ghi nhận 63 ca tử vong liên quan đến hiện tượng thời tiết cực đoan này.
Trong giai đoạn từ 2017 đến 2019, bang Oregon chỉ ghi nhận 12 ca tử vong do sốc nhiệt. Cơ quan Y tế Oregon cho biết trên khắp toàn bang, các bệnh viện đã báo cáo hàng trăm lượt khám bệnh trong những ngày gần đây do thời tiết oi bức.
Tiến sĩ Jennifer Vines, cán bộ Y tế hạt Multnomah, nhận định đây là "một cuộc khủng hoảng y tế thực sự", cho thấy mức độ nguy hiểm của một đợt nắng nóng khắc nghiệt. Điều này có thể tái diễn khi mùa Hè tại khu vực Bắc Mỹ ngày càng nóng hơn.
Biến đổi khí hậu đang làm các mốc nhiệt độ cao kỷ lục xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Trên toàn cầu, thập kỷ kết thúc vào năm 2019 là giai đoạn nóng nhất từng được ghi nhận. Ngoài ra, 5 năm vừa qua cũng là 5 năm nóng nhất trong lịch sử.