Nepal và Pakistan cùng hủy dự án xây đập thủy điện với Trung Quốc

Trong thời gian gần đây, cả Nepal và Pakistan đều có chung quyết định ngừng dự án xây dựng thủy điện hợp tác với Trung Quốc.

Mới đây, Phó Thủ tướng Nepal Kamal Thapa đăng lên mạng xã hội Twitter cho biết quốc hội nước này đã đồng ý loại bỏ dự án xây dựng thủy điện Budhi Gandaki hợp tác với tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc.

Ảnh minh họa.

Tờ Times of India (Ấn Độ) đánh giá đây là động thái đặc biệt bởi tập đoàn Gezhouba đã trúng thầu xây dựng đập thủy điện Budhi Gandaki chỉ vài tuần sau khi Kathmandu đồng ý gia nhập sáng kiến Vành đai Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Khi tờ Times of India đặt câu hỏi về vấn đề, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói: “Tôi chưa nhận được thông tin này. Trung Quốc - Nepal có mối quan hệ lành mạnh và hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực”.

Đến ngày 16/11, tờ Express Tribune (Pakistan) dẫn lời người đứng đầu Cơ quan quản lý Nước và Năng lượng, ông Muzammil Hussain cho biết Islamabad đã quyết định xóa thỏa thuận xây dựng đập thủy điện Diamer-Bhasha trị giá 14 tỉ USD với Trung Quốc.

Vào năm 2011, Myanmar đã ra quyết định ngừng dự án xây dựng đập Myitsone trị giá 3,6 tỉ USD hợp tác cùng Trung Quốc.

Lý do được Pakistan đưa ra là điều kiện từ phía Trung Quốc để cấp vốn cho dự án “không khả thi và đi ngược lại với lợi ích của chúng tôi”. Theo đó, Trung Quốc muốn nắm quyền sở hữu dự án, chi phí vận hành bảo trì đồng thời đề xuất xây thêm đập khác.

Dự án đập Diamer-Bhasha nằm trong khung Hành lang kinh tế Trung Quốc- Pakistan, một yếu tố then chốt trong sáng kiên Vành đai Con đường của Bắc Kinh.

Việc xây dựng đập thủy điện Diamer-Bhasha vẫn được tiếp diễn, tuy nhiên chính phủ Pakistan quyết định tự cấp tài chính cho dự án này. Dự kiến Diamer-Bhasha có công suất 4.500 megawatt.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời chuyên gia Sun Shihai tại Viện hàn lâm Xã hội Trung Quốc đánh giá: “Các dự án thủy điện rất phức tạp và nhạy cảm”. Ông Sun Shihai cho rằng các yếu tố như ảnh hưởng môi trường, việc tái định cư cho người dân, cạnh tranh lợi ích của khu vực thượng nguồn và hạ nguồn có thể gây tác động đến dự án.

Hà Linh/Báo Tin tức
Trung Quốc định phá nổ trên sông Mekong, dân Thái Lan giận dữ phản đối
Trung Quốc định phá nổ trên sông Mekong, dân Thái Lan giận dữ phản đối

Kế hoạch của Trung Quốc cho phát nổ phần sông Mekong chảy qua khu vực giữa Thái Lan và Lào nhằm tạo đường cho tàu chở hàng cỡ lớn di chuyển đang vấp phải phản đối từ người dân địa phương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN