“Chúng ta cần hợp tác với Mỹ trên cơ sở cân bằng và chúng ta không nên chia lãnh thổ Syria thành các vùng ảnh hưởng. Việc định ra các vùng trách nhiệm ảnh hưởng là không thể thực hiện được. Chúng ta, bên bảo trợ, cần phải bảo đảm rằng lệnh ngừng bắn được tuân thủ trên khắp lãnh thổ Syria”, bà Ozerov chia sẻ với hãng tin Interfax hôm 24/4 khi được hỏi cho biết phản ứng trước sáng kiến của Washington liên quan đến việc giám sát lệnh ngừng bắn.
Chiến sự leo thang ở Aleppo trong những ngày gần đây. Ảnh: AFP/TTXVN |
Cũng chính vì mục tiêu này mà không phải ngẫu nhiên Nga mời Mỹ hợp tác tại Trung tâm thông tin đặt ở Baghdad, Iraq, nghị sĩ Nga chia sẻ. Theo bà, đã có bài học về “lập vùng ảnh hưởng” trong lịch sử, mà cụ thể là ở nước Đức hậu Chiến tranh thế giới thứ 2. Tại thời điểm đó, việc phần định này đã gây ra những hệ lụy không chỉ đối với dân tộc Đức, mà cho cả châu Âu và toàn thể nhân loại.
Trước đó, hôm 23/4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Washinton đã nêu đề xuất với Nga về thực hiện cơ chế giám sát lệnh ngừng bắn 24/24 giờ. “Chúng tôi thậm chí đã nêu đề nghị phân chia khu vực, một sự phân chia tuyệt đối. Kiểu như, phía các anh đừng tới đó, chúng tôi thì dừng ở đây, còn những gì thuộc vùng đệm thì là trách nhiệm chung”, ông Kerry chia sẻ trên tờ New York Times, kèm theo đó là bình luận phía Nga “chắn hẳn” sẽ lưu tâm đến ý tưởng này và hai bên sẽ đạt được thỏa thuận thống nhất trong vài tuần nữa.
Hiện nay, việc giám sát lệnh ngừng bắn ở Syria được thực hiện qua hai trung tâm, một của Nga đặt tại căn cứ quân sự Hmeimim, và một của Mỹ đặt tại Amman/Jordan. Hai cơ sở này có nhiệm vụ nhận, ghi lại mọi thôn g tin về các vụ vi phạm ngừng bắn. Một trung tâm thông tin cũng đã được thiết lập tại Baghdad, với sự tham gia của Nga, Syria, Iraq, Iran nhằm điều phối hoạt động chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Lệnh ngừng bắn mong manh hiện đứng trước nguy cơ đổ vỡ, với tình hình chiến sự leo thang mạnh ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở Aleppo trong 3 ngày vừa qua. Các cuộc giao tranh giữa quân chính phủ với lực lượng nổi dậy đã làm 26 người chết, tính riêng ở thành phố Aleppo trong ngày 24/4. Ông Rami Abdel Rahman, Giám đốc Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cùng ngày cho biết xung đột bạo lực gia tăng ở Aleppo và các khu vực khác cho cho thấy, lệnh ngừng bắn đã “sụp đổ”, dù quan chức của các bên liên quan chưa lên tiếng thừa nhận thực tế này.
Những diễn biến trên thực địa đẩy hòa đàm Syria lâm vào thế bế tắc. Vòng hai trong khuôn khổ Hội nghị Geneva 3 dự định kéo dài đến ngày 27/4 đã gần như đã đổ vỡ, khi Ủy ban đàm phán Cấp cao (HNC) đại diện cho phe đối lập rút khỏi bàn hội nghị. “Việc quân đội mở các đợt không kích là cuộc tấn công nhằm vào tiến trình Geneva vốn được xem là con đường duy nhất đi tới hòa bình”, phát ngôn viên HNC Salem Meslet tuyên bố.
Trong một diễn biến khác, phát biểu trước báo giới ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông đã có cuộc điện đàm với đồng cấp người Nga Vladimir Putin, thảo luận về nỗ lực, cách thức nhằm bảo đảm lệnh ngừng bắn được tuân thủ. Ông chủ Nhà Trắng cũng cảnh báo các chính phủ phương Tây không nên đưa quân tới Syria để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, vì đây sẽ là sai lầm lớn; đồng thời hối thúc các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán và để thúc đẩy một tiến trình chuyển tiếp tại quốc gia Trung Đông này.