Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Chúng tôi không bổ nhiệm hay cách chức các tổng thống nước ngoài, dù là tự làm hay móc nối với người khác".
Binh sĩ Syria tuần tra tại Hteitit al-Turkman. Ảnh: AFP/ TTXVN |
Bộ này từ chối bình luận về việc Mỹ yêu cầu Athens đóng không phận Hy Lạp đối với các chuyến bay tiếp tế của Nga cho Syria.
Các quan chức Nga cũng không xác nhận thông tin truyền thông gần đây về việc Moskva tăng cường viện trợ quân sự cho Tổng thống Bashar al-Assad mà chỉ nói rằng Nga từ lâu đã hỗ trợ vũ khí và huấn luyện để giúp Damascus chiến đấu chống lực lượng Hồi giáo cực đoan và sẽ tiếp tục làm vậy.
Châu Âu vẫn là khách hàng chính của dầu mỏ NgaTrong một diễn biến khác, phát biểu tại cuộc họp FT Commodities ở Singapore, người đứng đầu tập đoàn "Rosneft" Igor Sechin đã nói rằng thị trường quan trọng đối với dầu mỏ của Nga vẫn là các nước châu Âu.
Ông Sechin cũng cho rằng ông không thấy có lý do để Nga gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), chủ yếu là do sự khác biệt về công nghệ trong phương pháp khai thác dầu.
Ngoài ra, người đứng đầu "Rosneft" nói thêm rằng, không giống như các nước OPEC, nơi mà các công ty lớn trong thị trường dầu mỏ là của nhà nước, ở Nga thị trường này gần như hoàn toàn tư nhân hóa, chính phủ không thể trực tiếp kiểm soát.