Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại một cuộc họp báo ở trụ sở LHQ, New York, Mỹ ngày 30/9. Ảnh: Reuters/TTXVN |
Theo RIA, trong cuộc điện đàm trước thềm chuyến thăm của ông Kerry tới Moskva, hai nhà ngoại giao hàng đầu của Nga và Mỹ cũng thống nhất rằng các quyết định trước đó về vấn đề Syria cần phải được thực thi trước khi tổ chức một hội nghị mới để giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này.
Dự kiến, ông Kerry sẽ tiến hành thảo luận với Tổng thống Vladimir Putin về cuộc khủng hoảng tại Syria và cuộc chiến chống IS.
Trong một diễn biến khác, Nhà Trắng ngày 14/12 cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đề cập với Nga về sự cần thiết phải xuống thang căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu với báo giới, Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nói rằng “Mỹ không nhận thấy bất kỳ sự leo thang (căng thẳng) nào tại thời điểm này” giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, và điều đó cho thấy “đôi chút lạc quan”.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Kerry sẽ có các cuộc hội đàm được dư luận đặc biệt quan tâm với các nhà lãnh đạo và quan chức Nga tại Moskva vào ngày 15/12.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn nối lại quan hệ với IsraelPhát biểu với báo chí sau khi trở về từ chuyến thăm Turkmenistan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đề cập đến khả năng bình thường hóa quan hệ với Israel và khẳng định mối quan hệ ấm lên giữa hai quốc gia sẽ đem đến lợi ích cho toàn thể khu vực.
Theo Hãng tin Yeni Safak của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan nhấn mạnh rằng việc bình "thường hóa quan hệ" với Israel có thể đạt được nếu hai bên đạt được một thỏa thuận về việc bồi thường cho các nạn nhân trong vụ tấn công tàu chở hàng cứu trợ của nước này và Nhà nước Do Thái phải chấm dứt việc bao vây người Palestine.
Quan hệ giữa hai cựu đồng minh Israel-Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng kể từ sau khi xảy ra vụ tấn công của lực lượng vũ trang Israel vào một tàu chở hàng cứu trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến 9 công dân nước này thiệt mạng.
Quốc gia châu Âu này cũng lên tiếng chỉ trích các chiến dịch quân sự của nhà nước Do Thái nhằm vào phong trào vũ trang Hamas tại Dải Gaza. Hiện Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đều không có đại sứ tại mỗi quốc gia, quan hệ ngoại giao cũng ở cấp độ thấp.