Trước đó, có thông báo rằng các nhà khoa học của viện trên đang phát triển loại vaccine ngừa COVID-19 trên cơ sở virus cúm. Theo giải thích của các nhà khoa học, phiên bản suy yếu của virus này được dùng như một vector để cung cấp các protein coronavirus, tạo phản ứng miễn dịch cần đảm bảo chống lại bệnh. Phần bảo tồn của virus cúm sẽ được sử dụng để xâm nhập vào các tế bào.
Giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học V.I. AA Smorodintsev, ông Dmitry Lioznov, cho biết cơ sở nghiên cứu chuyên sâu này đã bắt đầu thử nghiệm tiền lâm sàng vaccine trên động vật với kết quả thành công và dự kiến bắt đầu thử nghiệm vaccine vào năm 2021 với sự tham gia của các tình nguyện viên. Ông Lioznov cũng lưu ý rằng nếu vaccine này chứng tỏ hiệu quả ngừa bệnh COVID-19 thì nó cũng có khả năng bảo vệ cơ thể chống cả bệnh cúm.
Hồi tháng 3 vừa qua, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu khoa học mang tên V.I. AA Smorodintsev đã giải mã đầy đủ bộ gene của virus SARS-CoV-2. Thông tin này đã giúp Nga phát triển nhanh chóng vaccine và thuốc điều trị COVID-19.
Tới nay, Bộ Y tế Nga đã đăng ký loại vaccine đầu tiên trên thế giới để phòng COVID-19 mang tên Sputnik V, chế phẩm do Trung tâm Gamaleya phát triển và cùng với Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga sản xuất. Giữa tháng 10 này, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo một loại vaccine ngừa SARS-CoV-2 khác của Nga đã được đăng ký là EpiVacCorona, do Trung tâm Vector phát triển. Dự kiến loại vaccine này sẽ được lưu hành vào tháng 1/2021.