Ngắm 'siêu trăng hồng' trên khắp thế giới

"Siêu trăng hồng" hiếm có được ghi nhận nhiều nơi trên khắp thế giới và tối 26/4 9 (múi giờ Bờ Đông Mỹ).

Chú thích ảnh
"Siêu trăng hồng" tại New York (Mỹ). Ảnh: Daily Mail

Tờ Daily Mail (Anh) cho biết "siêu trăng hồng" lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn trung bình.

Mặc dù có tên là “siêu trăng hồng” nhưng bề mặt của Mặt Trăng không thực sự tỏa sáng màu hồng. Chữ “hồng” xuất phát từ màu của một số loài hoa tại miền Đông Bắc Mỹ nở vào đầu mùa Xuân.

"Siêu trăng hồng" được quan sát rõ nhất vào thời điểm 11 giờ 32 phút tối 26/4 giờ miền Đông (khoảng 10 giờ 32 phút sáng ngày 27/4 giờ Việt Nam).

Dưới đây là video về "siêu trăng hồng" tại Iran, Đức và Argentina (nguồn: RT):

 

Chú thích ảnh
Siêu trăng được chụp tại Đài tưởng niệm Jefferson tại Washington D.C. Ảnh: AP
Chú thích ảnh
"Siêu trăng hồng" lấp ló bên các tòa nhà cao tầng tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Daily Mail
Chú thích ảnh
Siêu trăng hồng tại Bắc Macedonia. Ảnh: EPA
Chú thích ảnh
Một người đàn ông và em nhỏ ngắm siêu trăng tại Indiana (Mỹ). Ảnh: AP
Chú thích ảnh
Siêu trăng hồng ẩn sau mây tại London (Anh). Ảnh: Daily Mail

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), vị trí xa cách Trái Đất nhất của Mặt Trăng là khoảng cách 405.500 km. Khoảng cách gần Trái Đất nhất của Mặt Trăng là 363.711 km. Khi này, nếu quan sát từ Trái Đất, Mặt Trăng dường như có kích thước lớn hơn.

Đây là “siêu Trăng” đầu tiên trong 2 lần hiện tượng thiên nhiên này dự kiến xảy ra trong năm 2021. Lần “siêu Trăng” thứ hai dự kiến xuất hiện vào ngày 26/5.

Hà Linh/Báo Tin tức
Philippines đối mặt nguy cơ ‘sóng thần’ COVID-19 như Ấn Độ
Philippines đối mặt nguy cơ ‘sóng thần’ COVID-19 như Ấn Độ

Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng Philippines có thể phải đối mặt cơn “sóng thần” lây nhiễm COVID-19 như đang nhấn chìm Ấn Độ trong tháng này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN