Cuộc khảo sát được tiến hành đối với 504 người trưởng thành Hàn Quốc. Kết quả cho thấy lực lượng ủng hộ tẩy chay hàng hóa Nhật Bản chiếm đa số ở hầu hết các khu vực, độ tuổi, giới tính, quan điểm chính trị, ngoại trừ đối tượng là cử tri ủng hộ đảng đối lập Hàn Quốc Tự do, cử tri thuộc tầng lớp bảo thủ. Có ,8% người được hỏi trả lời sẽ tham gia chiến dịch tẩy chay trong thời gian tới, 26,4% trả lời không tham gia.
Người dân Hàn Quốc bắt đầu tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ từ Nhật Bản khi quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai nước xấu đi nhanh chóng, sau khi Tokyo quyết định hạn chế xuất khẩu một số vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc từ ngày 4/7 và cảnh báo có thể đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia đáng tin cậy được hưởng ưu đãi về thủ tục thương mại.
Cùng ngày 25/7, Cơ quan hành chính công của Hàn Quốc thông báo đã hoàn thành quốc hữu hóa tổng cộng 2,43 triệu m2 đất trị giá ước tính 90 tỷ won (76,4 triệu USD) trên cả nước. Trước đó, số đất này lẽ ra đã được trao lại quyền sở hữu cho nhà nước Hàn Quốc nhưng vẫn được đăng ký dưới tên Nhật Bản sau thời kỳ Nhật Bản đô hộ từ năm 1910-1945.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc lâu nay vẫn trong trạng thái căng thẳng do những tranh cãi về lịch sử liên quan thời kỳ Nhật Bản đô hộ Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945. Quan hệ giữa hai nước láng giềng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm sau khi Tòa án Tối cao Hàn Quốc ra phán quyết buộc các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động thời chiến.
Mâu thuẫn tiếp tục gia tăng liên quan đến biện pháp của chính quyền Tokyo hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 loại vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chíp điện tử và màn hình - các lĩnh vực mũi nhọn của Hàn Quốc. Nhật Bản khẳng định chính sách quản lý xuất khẩu là để bảo đảm an ninh, trong khi Hàn Quốc cho rằng hành động của Tokyo đặt ra "mối đe dọa lớn" đối với nền kinh tế thế giới và làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.