Theo bài viết đăng tải trên các phương tiện truyền thông, cô Satenik Kazaryan sinh sống tại làng Spandaryan (Armenia) vừa qua đã nhận được sự quan tâm của dư luận thế giới khi tuyên bố có thể khóc ra 50 hạt pha lê mỗi ngày. Cô bày tỏ cuộc sống của mình trở thành địa ngục khi phát hiện cơ thể có triệu chứng này.
Ban đầu, tình trạng của cô gái 22 tuổi khiến nhiều bác sĩ kinh ngạc. Mặc dù sự việc vẫn cần được điều tra song một bộ phận bác sĩ cho rằng cô gái này đang giả vờ bản thân có thể khóc ra pha lê.
Trên thực tế, có một triệu chứng y khoa hiếm gặp làm chảy nước mắt pha lê gọi là Cystinosis. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Kazaryan đang mắc hội chứng khác có tên Munchausen. Đây là một tình trạng rối loạn tâm lý khiến bệnh nhân giả vờ bị ốm và tự làm đau bản thân để gây chú ý.
Kazaryan và mẹ chồng cô là Zemfira Mikaelyan một mực khẳng định “nước mắt pha lê” là tự nhiên.
Giáo sư Anna Hovakimyan, hiện làm việc tại Trung tâm Nhãn khoa Cộng hòa Armenia, cho biết “nước mắt pha lê” kia có thể là thủy tinh. “Những hạt pha lê chỉ trông giống các hạt thủy tinh thông thường. Tôi gần như 100% chắc rằng bệnh nhân bị mắc hội chứng Muchausen”.
Trong khi đó, Giáo sư chuyên khoa mắt tại Moskva (Nga) Dmitry Maichuk giải thích: “Theo lý thuyết, có thể hình thành pha lê từ nước mắt, nhưng kích thước sẽ nhỏ hơn so với trong video và làm mắt bị tổn thương. Nếu như muốn tạo ra hạt pha lê to như kia, phải mất đến vài tháng chứ khi phải vài giờ như những gì cô gái tuyên bố”.
Video giọt nước mắt pha lê lấy từ mắt của Kazaryan (nguồn: NTV):
Một nhóm điều tra thuộc đài truyền hình Nga NTV đã mang những “giọt nước mắt pha lê” của Kazaryan tới nhà phân tích đá quý Olga Radionova. Ông này kiểm định các mẫu vật chỉ là “thủy tinh thông thường”.
Nhóm phóng viên đã tới ngôi làng hẻo lánh mà Kazaryan sinh sống. Họ được cô cho biết những hạt “pha lê” đầu tiên được phát hiện sau khi con trai cô Vanik làm vỡ một bình hoa thủy tinh.
Một mảnh thủy tinh đã bắn vào mắt cô và sau đó, mẹ chồng cô liên tục gỡ thêm các mảnh thủy tinh ra khỏi mắt. Người phụ nữ này đã tới một nha sĩ thăm khám. Mặc dù hội chứng Cystinosis có thể được điều trị bằng phương pháp y khoa song Kazaryan cho hay cô không chữa trị, vì khi chữa trị, cô thấy tình trạng nghiêm trọng hơn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Armenia Oganes Arutyunyan cho biết trường hợp của Kazaryan đang được nghiên cứu để xem “chuyện gì đang xảy ra với bệnh nhân”.