Trong khi mất vị giác có thể là một trải nghiệm khó chịu đối với người bệnh, các nhà khoa học hoài nghi về độ xác thực của những báo cáo ghi nhận triệu chứng này bởi theo những gì được biết trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, mất vị giác thường hiếm khi xảy ra và có thể bị nhầm lẫn với mất vị khứu giác do hai giác quan này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu đăng tải mới đây trên tạp chí Chemical Senses, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Monel Chemical Senses cho rằng các báo cáo về tình trạng mất vị giác trên thực tế là xác thực và có thể phân biệt được với mất khứu giác. Nghiên cứu này đã xem xét mức độ phổ biến của triệu chứng mất vị giác ở bệnh nhân COVID-19. Đây là nghiên cứu mới nhất chuyên sâu về vấn đề này.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 241 nghiên cứu trong tổng số 712 nghiên cứu đánh giá tình trạng mất vị giác và được đăng tải trong khoảng thời gian từ ngày 15/5/2020 đến ngày 1/6/2021. Trong số 1.785 bệnh nhân COVID-19 được đề cập trong 241 nghiên cứu trên có 32.918 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mất vị giác ở một số dạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mất vị giác phổ biến là 37%, đồng nghĩa với việc cứ 10 bệnh nhân mắc COVID-19 thì có 4 người có triệu chứng mất vị giác ở một số dạng.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng độ tuổi và giới tính cũng ảnh hưởng tới sự phổ biến của triệu chứng mất vị giác. Những người ở độ tuổi trung niên từ 36-50 tuổi nằm trong nhóm phổ biến mất vị giác nhiều nhất so với các độ tuổi còn lại, trong khi các bệnh nhân nữ có thể mất khứu giác nhiều hơn so với bệnh nhân nam.
Sau khi xác định rõ ràng mất vị giác là một triệu chứng của bệnh COVID-19, các nhà nghiên cứu cho rằng đến lúc tìm hiểu tại sao bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới vị giác và cần bắt đầu nghiên cứu cách thức để khôi phục lại giác quan này.