Đây là một con số đáng báo động nếu so sánh với một báo cáo tương tự vào năm 2015 cho thấy số nạn nhân trong các vụ lừa đảo khi đó là 8.500 người, với tổng thiệt hại là 33 triệu USD.
Để tiến hành các vụ lừa đảo nói trên, kẻ gian sẽ lập một tài khoản cá nhân giả mạo trên các trang mạng xã hội hoặc các trang web hẹn hò để lừa gạt những nạn nhân cả tin. Sau đó chúng dựa vào các tình huống khẩn cấp giả tạo hoặc nhiều lí do khác để hỏi mượn tiền của nạn nhân.
Báo cáo cho biết: "Sau khi giành được sự tin tưởng của nạn nhân, những kẻ lừa đảo sẽ nói rằng chúng cần tiền, thường với lí do khẩn cấp về y tế hoặc một số hoàn cảnh éo le khác. Chúng thường viện cớ là người trong quân đội hoặc đang ở nước ngoài để tránh phải trực tiếp gặp mặt. Một thủ đoạn khác thường được chúng sử dụng là giả bộ cần hỗ trợ chi phí đi lại đường dài."
Theo báo cáo, các hình thức lừa đảo kể trên thường nhắm đến những người Mỹ trong độ tuổi từ 40-69, do những người này có khả năng bị lừa gạt về mặt tình cảm cao gấp 2 lần những người trong độ tuổi từ 20-29. Tại Mỹ, trung bình các nạn nhân mất 2.600 USD cho mỗi vụ lừa đảo kiểu này, cao gấp gần 7 lần các hình thức lừa đảo khác. Tuy nhiên, những nạn nhân lớn tuổi chịu thiệt hại nhiều nhất, khi trung bình mỗi vụ lừa đảo khiến họ mất tới 10.000 USD.
Theo nhật báo The Hill, kẻ gian thường hỏi mượn tiền qua thẻ tín dụng và các loại thẻ nạp, do nhanh hơn, bí mật và khó truy lùng hơn các hình thức gửi tiền khác.