Người Hàn Quốc lo tích trữ muối biển, hải sản trước khi Nhật Bản xả nước thải Fukushima

Trước kế hoạch xả nước thải phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản dự kiến diễn ra trong mùa hè này, một số người dân tại Hàn Quốc đã mua muối và hải sản với số lượng lớn để dự trữ cho gia đình. Trong khi đó, các nhà bán lẻ cũng đang dự trữ vì sợ thiếu nguồn cung.

Chú thích ảnh
Một tiểu thương với thùng cua ở chợ cá Noryangjin, Seoul. Ảnh: AFP

Theo hãng tin Reuters, các cơ quan quản lý thủy sản của Hàn Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường nỗ lực giám sát các trang trại muối tự nhiên trước bất kỳ sự gia tăng chất phóng xạ nào và duy trì lệnh cấm hải sản từ vùng biển gần Fukushima.

Tuy nhiên, những nỗ lực này đã không ngăn được một số người mua tích trữ nhiều hơn mức họ cần khi lo lắng về những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe tiềm nguồn từ kế hoạch xả nước thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản.

"Tôi lo lắng việc xả nước thải không chỉ gây ô nhiễm đại dương và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe mà còn làm tăng giá muối và hải sản", bà Park Young-sil, một phụ nữ 67 tuổi, cho biết khi đi mua sắm tại một chợ truyền thống ở Seoul.

Mặc dù trong một vài tháng trở lại đây, Seoul và Tokyo đã thực hiện các bước đi để hàn gắn mối quan hệ vốn bị hủy hoại bởi các tranh chấp lịch sử song kế hoạch của Nhật Bản về việc xả hơn một triệu tấn nước bị ô nhiễm từ nhà máy điện Fukushima vẫn còn gây tranh cãi đối với Hàn Quốc.

Theo kết quả khảo sát vào tháng 5 của tổ chức thăm dò Research View, hơn 85% người dân Hàn Quốc phản đối kế hoạch trên của Nhật Bản. Cứ 10 người thì có 7 người cho biết họ sẽ tiêu thụ ít hải sản hơn nếu việc xả nước thải được tiến hành.

Hyun Yong-gil, chủ một cửa hàng bán buôn muối ở Seoul, cho biết doanh số bán hàng đã tăng 40 đến 50% trong những ngày gần đây. Giá muối cũng đã tăng.

“Gần đây, chúng tôi có nhiều khách hàng hơn thường lệ và nhiều người trong số họ có vẻ lo lắng về việc xả nước thải theo kế hoạch”, chủ cửa hàng lý giải.

Theo Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc (MOF), giá muối biển đã tăng gần 27% trong tuần đầu tiên của tháng 6 so với hai tháng trước. Nhưng bộ này cho rằng việc tăng giá phần nhiều là do thời tiết xấu trong những tháng gần đây và sản lượng giảm, chứ không phải do tâm lý hoảng loạn của người mua.

“Mùa xuân vừa qua chứng kiến mùa mưa kéo dài, khiến các nhà sản xuất ngày càng lo lắng”, MOF cho biết trong một tuyên bố ngày 6/6.

Ngày 9/6, muối biển đã trở thành mặt hàng thịnh hành trên một website mua sắm trực tuyến do Liên đoàn hợp tác xã thủy sản quốc gia vận hành. Các bài đăng nói về việc mua muối với số lượng lớn và kêu gọi mọi người làm điều tương tự cũng trở nên phổ biến trên các trang mạng xã hội.

"Gia đình tôi đã mua rong biển, cá cơm và một túi muối lớn đủ dùng trong ba năm”, một dòng trạng thái của người dùng Twitter miêu tả việc tích trữ của gia đình.

Theo các nhánh địa phương của Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia ở huyện Sinan - một khu vực nổi tiếng về sản xuất muối biển, số lượng đơn đặt hàng và nhu cầu mua muối đã tăng lên gần đây.

Theo đó, cổ phiếu của các nhà sản xuất muối và hải sản đã tăng điểm sau khi vào đầu tuần trước, đài truyền hình quốc gia NHK của Nhật Bản đưa tin một đường hầm ngầm được xây dựng để xả nước thải Fukushima đã chứa đầy nước. Ngay lập tức, vào ngày 7/6, Insanaga, một doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên về các sản phẩm muối, đã ghi nhận mức tăng ​​​​cổ phiếu 28%. Cổ phiếu của nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp Sajo Seafood cũng tăng hơn 6%.

Nhật Bản có kế hoạch xả hơn 1 triệu tấn nước thải phóng xạ được sử dụng để làm mát các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima xuống biển trước mùa hè này.

Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo Reuters)
Chuyên gia Hàn Quốc bắt đầu thị sát nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Chuyên gia Hàn Quốc bắt đầu thị sát nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Ngày 23/5, các chuyên gia Hàn Quốc đã bắt đầu cuộc thị sát kéo dài 2 ngày tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, liên quan đến kế hoạch xả nước thải có chứa chất phóng xạ nồng độ thấp đã qua xử lý từ nhà máy này ra biển.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN