Nguồn gốc và phong tục ngày Valentine trên thế giới

Ngày Valentine 14-2 hàng năm (Valentine's Day) còn được gọi là “Ngày lễ tình yêu” hay “Ngày lễ tình nhân”. Được đặt tên theo thánh Valentine, đây là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa. Họ bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, sôcôla và một số loại quà tặng đặc biệt khác mang nhiều ý nghĩa.

Trước đây, ngày Valentine chỉ là ngày lễ ở Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng ngày nay nó đã trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Nguồn gốc ngày lễ Valentine

Có nhiều lời giải thích khác nhau về nguồn gốc Ngày lễ tình yêu, gắn với tên Thánh Valentine. Trên thực tế, có tới ba người tên là Valentine hay Valentinus được phong thánh nên người ta vẫn còn bàn cãi xem vị nào trong ba người đó tạo ra cái ngày mà hàng triệu người trên thế giới phải hồi hộp chờ đợi. Tuy nhiên, dù còn ít nhiều quan điểm chưa thống nhất về ngày lễ Thánh Valentine, nhưng có một điểm chung giữa các câu chuyện về những vị thánh này là họ đều chết vì tình yêu chân chính, một tình yêu cao cả và vì sự chính nghĩa.

Ảnh minh họa.


- Một trong những truyền thuyết phổ biến nhất kể về một đức cha tên là Valentine. Valentine là tên một vị linh mục sống dưới triều đại các Hoàng đế La Mã Decius và Claudius II. Năm 250, Hoàng đế Decius ra chỉ dụ trừng phạt tất cả những ai không tôn thờ Hoàng đế. Chỉ dụ này nhắm vào những tín đồ Kitô giáo (đạo Cơ Đốc) vì họ chỉ thờ Thượng đế. Vì vậy, nhiều người Kitô giáo đã bị bắt bỏ tù và xử tử hình. Trong số đó có linh mục Valentine, ông bị bắt vào năm 2.

Linh mục Valentine là người thông thái, đức độ nên được người La Mã tin yêu. Hoàng đế Claudius tìm cách chất vấn ông để tìm hiểu và chiêu dụ ông nhằm răn đe những người khác, song không thành. Vì vậy, Hoàng đế đã ra lệnh tống giam linh mục Valentine. Bị nhốt trong ngục, linh mục Valentine đã cảm hóa được quan coi ngục tên là Asterius, bằng cách chữa lành bệnh cho con gái viên coi ngục này. Cảm kích trước tấm lòng của linh mục Valentine, Asterius cùng toàn gia đình 46 người xin rửa tội theo đạo Kitô. Lo sợ việc này sẽ đe dọa vương quốc, Hoàng đế La Mã truyền lệnh chém đầu linh mục Valentine vào ngày 14 tháng 2 năm 270 trên đường Flaminius.

Cái chết của linh mục Valentine đã gây xúc động và mến phục trong dân chúng và những người Kitô giáo. Cái tên Valentine trở thành biểu tượng cho tình yêu thương cao cả.

- Một truyền thuyết nữa là vào thế kỷ thứ III, ở một vùng đất gần thành Roma (Italy), có một linh mục tên là Valentine. Khi đó Hoàng đế trị vì là Claudius II đã ban một sắc lệnh cấm các chàng lính trẻ lấy vợ khi đang thực hiện nghĩa vụ trong quân đội. Lý do là vì ông lo ngại việc hôn nhân-gia đình sẽ là gánh nặng làm lung lay và cản trở ý chí quyết tâm xả thân bảo vệ tổ quốc của quân lính.

Không chịu khuất phục trước quyết định phi lý này, linh mục Valentine, nhân danh tình yêu cao cả vẫn bí mật đứng ra tổ chức các lễ thành hôn cho nhiều đôi trai gái yêu nhau tha thiết, theo đúng nghi thức quy định của Thiên Chúa giáo. Khi mọi chuyện vở lỡ, Hoàng đế Claudius đã ra lệnh bắt giam và chém đầu linh mục Valentine vào ngày 14-2.

- Một truyền thuyết khác lại cho rằng, vào thế kỷ thứ II sau Công nguyên, một thầy thuốc đã bị xử chém vì tội dám tin vào Chúa Giêsu. Trong thời gian bị giam ở ngục tù, chờ bị xử chém, vị thầy thuốc đã chữa khỏi bệnh cho cô con gái mù của người cai ngục. Cô gái tìm thấy ánh sáng và giữa họ nảy sinh tình yêu. 
Ngày 14-2, người thầy thuốc bị đưa đi hành hình, trước khi chết chàng đã gửi cho cô gái bức thư tình với chữ ký “Valentine của em”. Câu chuyện đó đã trở thành huyền thoại và trên khắp thế giới người ta đã coi ngày này là ngày hội của những người yêu nhau.

Ngoài ra còn nhiều truyền thuyết khác xung quanh ngày Lễ Thánh Valentine. Dù có khác nhau, song các truyền thuyết này đều thấm đậm chất trữ tình, lãng mạn như tên của nó “Valentine”. 

Thế giới với ngày Lễ Tình yêu

Lễ Thánh Valentine bắt đầu ở châu Âu nhưng sau đó được tổ chức ở nhiều nơi khác, từ châu Á đến châu Mỹ và châu Phi. Ngay từ những ngày cuối năm trước, thị trường phục vụ ngày Valentine khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu khởi động. Ngành công nghiệp phục vụ ngày Valentine nhanh chóng thịnh vượng. Người ta bán ra thị trường vô số hoa hồng, bưu thiếp, bánh kẹo, với đủ chủng loại.

Tại châu Âu, trong dịp này người Pháp thường tặng nhau những thỏi sôcôla với hương vị thuần khiết, ít đường; trong khi người Italia lại thích các sản phẩm cầu kỳ, còn người Anh lại gửi nhau những tấm thiệp chúc mừng. Điều đặc biệt là trong ngày này, mọi tấm thiệp có hàng chữ Valentine Greeting đều không phải dán tem nếu gửi nội bộ trong nước Anh.

Người Anh và Pháp đã tổ chức lễ này từ thời Trung cổ, nhưng đến thế kỷ 17, tập tục tặng thiệp làm bằng tay cho người yêu mới phổ biến. Hình ảnh thường thấy là hình trái tim, hoa hồng, mũi tên và vị thần tình yêu Cupid.

Tại Mỹ, theo hiệp hội U.S. Greeting Card Association, mỗi năm có hơn 1 tỷ thiệp Valentine được trao tay trong ngày lễ này trên thế giới, chỉ xếp hạng sau ngày Lễ Giáng Sinh. Tổ chức này ước lượng khoảng 85% khách hàng mua thiệp Valentine là phụ nữ.

Ở Nam Phi, lễ này diễn ra trong suốt tháng 2. Tất cả các trai gái còn độc thân tập trung lại làm lễ Mbukale Btigo (Yêu con tim của nhau). Đây là ngày đính ước tập thể theo tập tục cổ truyền của họ.

Tại Nhật Bản, vào ngày Valentine, nam giới thường được nữ giới tặng quà mà chỉ có một món quà duy nhất là sôcôla. Sôcôla cho tình yêu đôi lứa được người Nhật Bản gọi là Honmei-choko. Một điều đặc biệt là người Nhật Bản còn sáng tạo ra ngày Valentine thứ hai "White Day" (14-3). Trong ngày này, đến lượt cánh mày râu tặng lại quà cho phái đẹp để bày tỏ tình yêu của mình hoặc bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng.

Tại Hàn Quốc, lễ Valentine cũng tương tự ở Nhật Bản. Có ngày Valentine 14-2 con gái tặng quà cho con trai và ngày "White Day" 14-3 con trai tặng quà cho con gái. Nhưng người Hàn Quốc còn có ngày 14-4 “Black Day”. Trong ngày này, các chàng trai cô gái không nhận sôcôla, mà họ tụ họp lại với nhau, cùng quên đi những nỗi buồn phiền bằng cách kéo đến một quán ăn, nơi có món truyền thống jachangmyeong, một món ăn giống như món mì, rồi cùng nhau thưởng thức. 

Tại Singapore, ngày Valentine được xác định trong khoảng từ ngày 14-2 đến 20-2, nếu năm nào trùng vào tết thì ngày Valentine sẽ được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng âm lịch. Buổi lễ Valentine sẽ lấy đêm Lễ đèn của người Trung Quốc làm đêm lễ chính thức. Trong buổi lễ này, các đôi trai gái kéo nhau đến chùa Phật để đốt đèn, đốt hương cầu nguyện và ước hẹn với nhau. 

Tại Thái Lan, ngay từ ngày 7 và 8-2 đã có một buổi lễ gọi là hội hoa. Vào ngày này, các chàng trai, cô gái đem hoa đến lễ Phật, sau đó thả xuống dòng sông. Nếu hoa của cô gái này trôi dạt vào hoa của chàng trai kia thì đó là họ có duyên nợ với nhau.

Còn ở Việt Nam, Ngày Lễ Tình yêu mới được chú trọng trong vài năm trở lại đây. Đây là dịp dành riêng cho các bạn trẻ thể hiện tình cảm với nhau bằng những món quà ngọt ngào và ý nghĩa.


Nguyễn Thị Thúy 
Món quà ý nghĩa nhất ngày Valentine: một nụ hôn!
Món quà ý nghĩa nhất ngày Valentine: một nụ hôn!

Phụ nữ không thích quà tặng là những món đồ lót sexy trong ngày Lễ Tình nhân, hầu hết họ thích một nụ hôn tạm biệt trước khi đi làm hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN