Nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất Nhật Bản tái vận hành sau 12 năm đóng cửa

Sau 12 năm ngừng hoạt động, tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân (NPP) Takahama 40 năm tuổi, lâu đời nhất ở Nhật Bản, đã được kích hoạt lại vào ngày 28/7.

Chú thích ảnh
Nhà máy điện hạt nhân Takahama. Ảnh: IAEA

Công ty Điện lực Kansai (KEPCO), đơn vị chịu trách nhiệm vận hành nhà máy Takahama, cho biết tổ máy đã được kích hoạt lại vào lúc 15h giờ địa phương. Nhà máy điện hạt nhân Takahama đã ngừng hoạt động sau thảm kịch tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 vào năm 2011.

Đơn vị này dự kiến ​​bắt đầu sản xuất điện vào ngày 2/8 và nếu tất cả các thử nghiệm đều thành công, nó sẽ đạt công suất tối đa vào khoảng ngày 28/8.

Nhà máy điện hạt nhân Takahama, nằm ở tỉnh Fukui trên đảo Honshu lớn nhất của Nhật Bản, được đưa vào vận hành năm 1974, trở thành nhà máy lâu đời nhất của xứ sở Mặt Trời mọc.

Đây cũng là nhà máy điện hạt nhân thứ hai có tuổi đời hơn 40 năm được kích hoạt lại sau thảm kịch tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.

Nhà máy đầu tiên được kích hoạt trở lại là Mihama, cũng nằm ở tỉnh Fukui. Lò phản ứng thứ ba của nó đã được kích hoạt lại vào ngày 20/8/2022 và chuyển sang tải thương mại vào ngày 26/9.

Theo quy định luật pháp Nhật Bản, giới hạn thời gian hoạt động tối đa của lò phản ứng NPP là 40 năm. Nó có thể được gia hạn thêm 20 năm nếu tất cả các yêu cầu được đáp ứng và tất cả các cuộc kiểm tra đều được thông qua.

Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo Sputnik)
Kịch bản tồi tệ nhất với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là gì?
Kịch bản tồi tệ nhất với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là gì?

Nga và Ukraine đang đổ lỗi cho nhau gây nguy cơ tiềm tàng đối với nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia trong bối cảnh xung đột đang diễn ra. Vậy kịch bản tồi tệ nhất đối với Zaporizhzhia là gì?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN