Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết những thiết bị do thám này được ngụy trang dưới dạng thắt lưng, kính mắt, bút bi, chìa khóa xe, bât lửa và USB.
Tại Hàn Quốc, có hẳn một cụm từ để miêu tả hàng vi bạo hành của cấp trên, lãnh đạo tại các cơ quan là “gabjil”.
Một số vụ bạo hành nơi công sở tại Hàn Quốc thậm chí còn được báo chí nước ngoài đăng tải. Ví dụ nổi tiếng vào năm 2014 khi phó chủ tịch hãng hàng không Korean Air tấn công một tiếp viên do không hài lòng về việc phục vụ hạt macadamia tại khoang hạng nhất.
Hàn Quốc đã ban hành luật mới có hiệu lực từ ngày 16/7 theo đó những lãnh đạo, cấp trên có hành vi bạo hành với nhân viên cấp dưới có thể bị phạt tù trong 3 năm hoặc nộp 30 triệu won (tương đương 550 triệu đồng).
Điều này trở thành động lực để nhiều người lao động quyết tâm tìm mua thiết bị do thám nhằm ghi lại hình ảnh làm bằng chứng tố cáo cấp trên bạo hành.
Tính trong năm nay, máy ghi âm của công ty mang tên Jungbo đạt doanh số ấn tượng với 80 chiếc mỗi ngày. Jungbo là một trong 20 công ty chuyên bán thiết bị theo dõi tại Hàn Quốc.
Ngoài ra, còn có phương án khác là tham gia nhóm trò chuyện trực tuyến do các luật sư thành lập, gọi tới Gabjil 119 – dịch vụ tư vấn miễn phí về bạo hành công sở.
Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết tính đến ngày 19/8 có 572 người lao động đã khiếu nại về nơi làm việc, như vậy trung bình mỗi ngày có 17,9 trường hợp.