Bộ Giao thông Nhật Bản đang điều tra xem liệu có báo cáo phê duyệt sản xuất nào bị làm giả hay không và sẽ xem xét các biện pháp phạt hành chính như thu hồi phê duyệt nếu cần.
Người phát ngôn của Daihatsu khẳng định: "Chúng tôi xem xét nghiêm túc việc chúng tôi phản bội lòng tin của khách hàng. Chúng tôi sẽ hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra".
Trước đó, ngày 20/12, Daihatsu cho biết một ủy ban độc lập do công ty thành lập đã phát hiện 174 trường hợp sai phạm mới trong 25 đợt kiểm tra xe, ngoài những trường hợp đã được phát hiện, trong đó trường hợp lâu nhất từ năm 1989.
Số mẫu xe bị ảnh hưởng do làm giả kết quả kiểm tra tăng lên 64, gồm 15 mẫu xe bán trên các thị trường nước ngoài như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Uruguay. Trước đó, số mẫu xe bị ảnh hưởng được ghi nhận trong tháng 4 và 5 là 6 mẫu. Hiện chưa có cần triệu hồi xe hay không.
Ban lãnh đạo Daihatsu ngày 20/12 tuyên bố còn quá sớm để đánh giá ảnh hưởng của vụ bê bối đối với lợi nhuận và họ không thể cung cấp bất kỳ thông tin nào về thời gian nối lại việc chuyển hàng.
Ủy ban độc lập có nhiệm vụ điều tra việc làm giả kết quả kiểm tra cho biết các kỹ sư của Daihatsu chịu áp lực lớn phải rút ngắn thời gian phát triển xe, khiến một số người làm giả dữ liệu.