Khi Ấn Độ áp dụng lệnh phong tỏa tránh lây lan dịch COVID-19, Maheshwari Munkalapally (16 tuổi) và em gái đã không còn đi học. Trong khi đó, mẹ của Munkalapally lại mất công việc giúp việc tại thủ phủ bang Telangana là Hyderabad. Do vậy, Munkalapally cùng em buộc buộc phải ra cánh đồng cùng mẹ làm việc để tồn tại.
Munkalapally chia sẻ: “Làm việc dưới ánh nắng thật khó khăn bởi chúng cháu không quen với điều này. Nhưng chúng cháu phải lao động để còn mua gạo và nhu yếu phẩm khác”.
Trước khi dịch COVID-19 ập tới, Ấn Độ đã gặp khó khăn trong việc giữ trẻ em ở trường học. Công ty DHL năm 2018 ước tính rằng có trên 56 triệu trẻ em không còn được đến trường tại Ấn Độ. Trong nhóm này, có 10,1 triệu em phải lao động.
Thế hệ trẻ em không được đến trường sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế nước này bởi năng lực sản xuất thấp, doanh thu thuế, tăng mức nghèo khó.
Hiến pháp Ấn Độ quy định miễn phí giáo dục đối với mọi trẻ em trong độ tuổi từ 6-14. Như vậy, Munkalapally và em gái không còn nằm trong nhóm được miến phí giáo dục. Nhưng các em lại được bảo vệ theo luật pháp địa phương, cấm trẻ từ 14-18 tuổi làm việc trong môi trường nguy hiểm. Luật cũng quy định trẻ em dưới 14 tuổi không phải làm trong bất cứ ngành nghề nào, trừ nghệ thuật.
Nhiều tổ chức phi chính phủ đánh giá rằng tình trạng gia tăng lao động trẻ em thực sự chưa đến. Khi hoạt động kinh tế nối lại, có rủi ro trẻ em nhập cư trở về cùng cha mẹ đến các thành phố.
Mẹ của Mukalapally không vui vẻ gì về thực tế các con phải nghỉ học để đi làm nhưng bà không có lựa chọn thay thế. Bà nói: “Mặc dù cả 4 chúng tôi đều làm việc nhưng vẫn không thể trang trải nổi gạo, rau, gia vị và xà phòng”.
Tình trạng lao động trẻ em trên toàn cầu đã giảm trong 2 thập niên qua. Tuy nhiên, COVID-19 có khả năng thay đổi xu hướng này. Riêng năm 2020 này, khoảng 60 triệu người rơi vào cảnh nghèo khổ, điều này khiến nhiều gia đình buộc phải để con cái họ lao động kiếm thêm thu nhập. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ước tính rằng 1 điểm % tăng về nghèo khó có thể kéo theo 0,7 điểm % tăng đối với lao động trẻ em.
Ngoài Ấn Độ, Indonesia dự kiến cũng phải đối mặt với tình trạng trẻ em nghỉ học và tham gia lực lượng lao động. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính khoảng 11 triệu trẻ em đang gặp rủi ro về tình hình hiện tại, đặc biệt ở những khu vực phía đông kém phát triển hơn ở Indonesia.