Tổng thống Barack Obama vào ngày 7/8 đã xác nhận việc ông chỉ thị tiến hành không kích tại Iraq là nhằm chống lại lực lượng phiến quân Hồi giáo dòng Sunni tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền Bắc Iraq và đưa hàng cứu trợ tới cộng đồng người thiểu số Yazidi đang bị IS bao vây tại Sinja. Tuy nhiên đã có nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra xung quanh động thái trên của ông Obama tại thời điểm này.Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu về việc cho phép không kích Iraq hôm 7/8. Ảnh: AFP/TTXVN |
* Sẽ có bao nhiêu cuộc không kích và trong bao lâu?Cuộc không kích đầu tiên của Mỹ đã diễn ra vào ngày 8/8 khi máy bay F/A-18 thả quả bom được dẫn đường bằng laser trọng lượng khoảng 227kg xuống mục tiêu là khu vực có lực lượng IS.
Vụ không kích diễn ra trong bối cảnh IS đang ngày càng tiến gần đến thành phố Erbil. Điều này gây ra quan ngại đặc biệt với Mỹ bởi Erbil là địa điểm chiến lược, là thủ phủ của người Kurd, cộng đồng người được sự hậu thuẫn của Mỹ. Đây cũng là nơi tọa lạc của tòa lãnh sự Mỹ cùng với khoảng 800 binh sĩ được ông Obama cử đến Iraq vào hồi đầu năm nay.
Tuy nhiên, trong lần phát biểu trước công chúng về quyết định cho phép không kích Iraq vào tối 7/8, Tổng thống Obama không hề nhắc đến việc các cuộc không kích này sẽ kéo dài bao lâu và tần suất như thế nào.
Hình ảnh cho thấy vị trí đặc biệt của Erbil. |
* Người Kurd có chặn đứng được IS không?Mỹ vẫn đang tiến hành cung cấp vũ khí cho người Kurd, và người Kurd luôn được coi là những chiến binh mạnh mẽ nhất tại Iraq nhưng khả năng chống lại IS của họ vẫn còn bị bỏ ngỏ, đặc biệt sau khi IS đánh bại lực lượng an ninh người Kurd, tàn sát và bao vây người Yazidi trên núi.
Theo Tracey Shelton, một phóng viên của Global Post đang tác nghiệp tại Erbil, niềm tin của người Kurd vào chính lực lượng an ninh của họ đã bắt đầu lung lay và sự lo sợ đã xuất hiện trong nội bộ người Kurd.
* Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không kích không đạt hiệu quả?Nếu IS vẫn trụ được và phớt lờ những đe dọa, cảnh báo của Mỹ thì Tổng thống Obama sẽ đối mặt với việc ông đang cố tránh để không xảy ra, đó là can thiệp quân sự.
Tướng Barry McCaffrey, người đã nghỉ hưu và nay là một nhà phân tích quân sự cho hãng tin NBC đưa ra nhận định: “Nếu có kế hoạch sử dụng sức mạnh quân đội, chúng ta phải hiểu rõ mục đích của mình và phương pháp để đạt được mục đích đó. Tuy nhiên tôi vẫn hoài nghi về nhiệm vụ của chúng ta tại Iraq".
* Người Mỹ nghĩ gì?Theo số liệu từ một điều tra của tờ Wall Street Journal trong tháng 6, hơn 70% người Mỹ tin rằng cuộc chiến tại Iraq ngay từ đầu đã không nên xảy ra. Cũng trong cuộc điều tra này, 50% người dân cho rằng Mỹ không có trách nhiệm hỗ trợ chính phủ Iraq trong việc chống lại các lực lượng nổi dậy.
Ông Obama sau bài phát biểu hôm 7/8. |
Chính Tổng thống Obama hiểu rõ rằng sau khi đã rút quân khỏi Iraq vào năm 2011, việc đưa binh sĩ quay trở lại tham chiến chắc chắn sẽ vấp phải vô số phản đối từ phía người dân.
Có thể vì lý do đó, tối ngày 7/8, ông Obama đã phát biểu: “Với tư cách là tổng tư lệnh, tôi sẽ không để nước Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc chiến khác tại Iraq”.
* Liệu có xảy ra diệt chủng tại Iraq ?Người Yazidi tại một trại tị nạn ở Iraq. Ảnh: AFP |
Ít nhất Mỹ tin rằng như vậy, Tổng thống Obama đã dùng từ "diệt chủng" trong bài phát biểu tối thứ năm vừa qua. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào ngày 8/8 cũng nhìn nhận chiến dịch của IS có “mọi dấu hiệu đáng báo động của việc diệt chủng”.
Nhận định trên bắt nguồn từ việc IS giết hại, vẫy hãm người Yazidi trên núi khiến họ lâm vào tình trạng thiếu thốn và bế tắc. Thậm chí IS đã đe dọa sẽ tiêu diệt người Yazidi nếu họ không cải đạo từ đạo Cơ đốc giáo sang sang đạo Hồi.
H.Linh (Theo NBC)