Những điều chưa biết về tòa nhà cao nhất thế giới

Một tỉ phú trẻ mới nổi người Trung Quốc đang quyết tâm hoàn thành một dự án tòa nhà chọc trời tiền tỉ tại Trung Quốc, với mục tiêu xây dựng một thành phố trên không mà mọi cư dân sống tại đó đều không phải đi đâu mà vẫn hưởng chọn một cuộc sống hoàn hảo.

Sau nhiều lần trì hoãn vì thủ tục, cuối cùng tòa nhà cao hơn 200 tầng mang tên Sky City (tạm dịch: Thành phố trên bầu trời) của Trung Quốc cũng được Tập đoàn Xây dựng Broad Sustainable Construction (BSC) động thổ vào cuối tháng 7/2013.

Phối cảnh dự án Sky City. Ảnh: AP


Với chiều cao 835 m, thiết kế 208 tầng, trong đó có 202 tầng trên mặt đất và 6 tầng ngầm, khi hoàn thành, tòa nhà Sky City tại tỉnh Hồ Nam sẽ soán ngôi tháp Burj Khalifa (828m) ở Dubai để nắm giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất thế giới. Đồng thời, việc xây dựng cũng được tiến hành với thời gian nhanh kỉ lục - chỉ trong 12 tháng.

Kể từ lễ động thổ, kế hoạch đầy tham vọng của nhà tỉ phú mới nổi Zhang đã nhận được sự hoài nghi, dè bỉu của nhiều người cả trong và ngoài nước.

Nhưng Zhang, ông chủ của BSC, quả quyết rằng, ý tưởng của một thành phố trên không với 30.000 dân chẳng có gì là quá. Theo David Scott, Giám đốc bộ phận kĩ sư của công ty Laing O'Rourke (Anh) phụ trách việc thiết kế, thi công tại dự án, thì tòa tháp chọc trời Sky City khác biệt hoàn toàn so với bất kì tòa nhà nào trên thế giới. Nó hướng đến việc tìm ra một giải pháp cho việc xây dựng một siêu đô thị kiểu mới.

Tại tòa nhà này sẽ có đủ mọi dịch vụ, từ trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, rạp hát, cửa hàng, nhà hàng, rạp chiếu phim, công viên, nông trại, khách sạn, văn phòng, 4.450 căn hộ, thậm chí là cả một con đường bộ dẫn thẳng lên tầng 170.

Điều đặc biệt hơn cả, Zhang tiết lộ, chỉ một năm nữa, cư dân có thể chuyển đến sống tại đây. Thời gian và chi phí xây dựng tòa nhà chỉ bằng 1/4 so với tháp Burj Khalifa - 12 tháng xây dựng và khoản tiền 1,5 tỉ USD. Tiến độ này đạt được là nhờ công nghệ “lắp ghép” mà BSC đã phát triển trước đó.

Tại một xưởng sản xuất cách Changsha 90 phút chạy xe ô tô, các nhân công sẽ lắp ráp các tấm tường đúc sẵn – mỗi khối gồm một sàn và một trần. Sàn được lát gạch, còn trần lát vữa; đường điện, nước và các thiết bị khác sẽ được nối thông từ sàn đến trần. Các tấm tường này được di chuyển một cách dễ dàng đến khu xây dựng, dùng tời di chuyển lên cao, sau đó tiến hành bắt chốt nối lại với nhau. Cuối cùng là công đoạn ghép nối tường với cửa sổ.

Công nghệ này đã được BSC áp dụng trong dự án xây tòa nhà 30 tầng, có khả năng chịu đựng động đất 9.0 độ richter chỉ trong 15 ngày hồi đầu năm 2012. Theo lời Scott, Sky City sẽ sử dụng nhiều công nghệ xây dựng mới, với tiến độ 1 tầng/1 ngày.

Ông Zhang dự đoán, sẽ có khoảng 30.000 cư dân đến sống tại Sky City, và tòa nhà sẽ tạo ra 10.000 việc làm. Đặc biệt nhất, sẽ chẳng phải đi đâu xa để tận hưởng cuộc sống. “Chúng tôi muốn mọi người đi bộ đi làm, đi học, hoặc là giải trí”, Zhang cho biết.

Mong muốn lớn nhất của Zhang là được dư luận ủng hộ, nhất là giới truyền thông. Vì truyền thông soi mói dự án của BSB càng nhiều, chính phủ càng có cớ để do dự trong việc cho tiếp tục thực hiện dự án.


HT(Csmonitor.com)
Những cao ốc chọc trời bỏ hoang
Những cao ốc chọc trời bỏ hoang

Được xây dựng để trở thành biểu tượng cho sự thịnh vượng và tầm nhìn của một thành phố hoặc cả quốc gia, nhưng sau nhiều năm bị bỏ hoang, những tòa nhà từng khiến thế giới kinh ngạc này đã rơi vào cảnh hoang hiu thảm hại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN