Dưới đây là danh sách những đô thị cũng phải đối mặt với thực trạng đang chìm dần do kênh CNN (Mỹ) tổng hợp.
Houston (Mỹ)
Việc khai thác nước ngầm triệt để kiến Houston chịu cảnh chìm dần trong nhiều thập niên.
Theo dữ liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, tính từ thập niên 20 của thế kỷ trước cho tới nay hạt Harris (bang Texas) - nơi bao gồm cả Houston - đã chìm khoảng 3m. Khu vực này tiếp tục chìm 5cm mỗi năm.
Các chính khách Mỹ đã cố giải quyết vấn đề bằng việc ra quy định về khai thác nước ngầm vào năm 1975. Nhưng trên thực thế, các giếng nước do tư nhân sở hữu và nhiều nguồn cung nước tại Houston vẫn tiếp tục bị khai thác mạnh.
Lagos (Nigeria)
Vị trí địa lý là nguyên nhân khiến Lagos thường phải đối mặt với ngập lụt trong khi bờ biển của thành phố này vốn đã bị xói mòn. Thêm vào đó, mực nước biển tăng do Trái Đất nóng lên khiến thành phố này đối mặt nhiều hơn với rủi ro.
Một nghiên cứu từ năm 2012 cho thấy vì đường bờ biển của Nigeria vốn rất thấp do vậy khi mực nước biển tăng chỉ trong khoảng từ 1-3m cũng có thể “gây ảnh hưởng thảm khốc đến hoạt động của con người trong khu vực”.
Một nghiên cứu thực hiện trong năm 2019 cho thấy đến cuối thế kỷ này mực nước biển có thể tăng hơn 2m.
Bắc Kinh (Trung Quốc)
Nghiên cứu thực hiện năm 2016 cho thấy một số khu vực tại Bắc Kinh đang chìm dần ở mức 10 cm mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu nhận định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bắt nguồn từ việc khai thác nước ngầm – vấn đề tương tự tại Jakarta và Houston.
Bắc Kinh chủ yếu dựa vào nước ngầm để cung cấp nước sinh hoạt.
Washington D.C (Mỹ)
Washington là một trong những thành phố quan trọng nhất của Mỹ và cũng rơi vào tình trạng chìm dần. Nghiên cứu năm 2015 cho thấy thủ đô Mỹ đang chìm hơn 15 cm trong 100 năm tới.
Nhưng không giống Kakarta, nguyên nhân khiến Washington chìm dần do dải băng có từ thời kỳ đồ đá. Có một dải băng lớn nằm dưới Vịnh Chesapeake. Khi dải băng này tan dần thì khu vực bắt đầu chìm xuống.