Đợt phun trào đầu tiên diễn ra vào lúc 2h03 (giờ địa phương) và diễn ra trong 134 giây với biên độ 40 mm, bay xa 1.300 m về phía Tây Nam trong khi đợt phun trào thứ 2 xảy ra vào lúc 5h11, kéo dài 150 giây với biên độ 48 mm, phun luồng khí nóng bay xa 1.500 m về phía Tây Nam.
Ngoài ra, trong khoảng từ 0h đến 6h (giờ địa phương), núi lửa Merapi cũng 5 lần phun dung các tia nham thạch đỏ rực bay xa 1.000 m về phía Tây Nam. Hoạt động của núi lửa Merapi vẫn ở mức cảnh báo thứ 3.
Các khu vực có khả năng nguy hiểm là một số con sông nơi dung nham và bụi nóng trôi về phía Nam Tây Nam, như các sông Kuning, Boyong, Bedog, Krasak, Bebeng và Putih cũng như Gendol ở phía Đông Nam. Nhà chức trách kêu gọi người dân và du khách không di chuyển đến các khu vực nguy hiểm này.
Nằm ở ranh giới giữa các tỉnh Trung Java và Yogyakarta, đợt phun trào dữ dội của núi lửa Merapi vào năm 2010 đã làm hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người rời bỏ nhà cửa.