Phát hiện hàm lượng thủy ngân độc hại trong cá tại khu vực Amazon

Theo nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu môi trường và Sức khỏe cộng đồng Quốc tế, gần 1/3 số cá bang Amapa tại khu vực Amazon của Brazil có hàm lượng thủy ngân ở mức cao nguy hiểm cho người ăn do chịu ảnh hưởng từ hoạt động khai mỏ bất hợp pháp.

Chú thích ảnh
Cá Pirarucu trên một con sông ở Manaus, bang Amazonas, Brazil. ẢNh: AFP/TTXVN

Các nhà khoa học thuộc văn phòng Quỹ Bảo vệ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) tại Brazil phối hợp với 3 viện nghiên cứu đã tìm thấy thủy ngân ở mức "đáng ngạc nhiên" trong hơn 400 mẫu cá thu thập ở 5 khu vực của bang Amapa, giáp giới với vùng lãnh thổ Guyana thuộc Pháp. Nghiên cứu này bao gồm cả những mẫu cá từ những hệ thống sông gần các khu vực được bảo vệ môi trường.

Cụ thể, hàm lượng thủy ngân đã vượt ngưỡng an toàn ở khoảng 77,6% loài cá ăn thịt, 20% ở loài cá ăn tạp và 2,4% ở cá ăn cỏ. 4 trong số các loài tích tụ hàm lượng thủy ngân ở mức cao nhất nằm trong danh mục các mặt hàng thủy hải sản được người tiêu dùng trong vùng tiêu thụ phổ biến nhất. Nghiên cứu nhấn mạnh việc ăn hơn 200 gram các loài cá nhiễm thủy ngân này có thể đe dọa tới sức khỏe con người.

Nhà bảo vệ môi trường Marcelo Oliveira của WWF Brazil cho biết tình trạng ô nhiễm thủy ngân cao trong khu vực Amazon là do hoạt động khai thác vàng bất hợp pháp. Ông nhấn mạnh hoạt động trái phép này không chỉ gián tiếp tàn phá rừng thời gian qua mà giờ đây còn đang hủy hoại sức khỏe người dân sinh sống trong vùng.

Minh Tâm (TTXVN)
Brazil báo động về diện tích rừng Amazon bị phá
Brazil báo động về diện tích rừng Amazon bị phá

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, báo cáo công bố ngày 9/6 của Viện Khảo sát Không gian quốc gia Brazil (INPE) cho thấy diện tích vùng rừng Amazon nằm trên lãnh thổ nước này bị phá từ tháng 8/2018 - 7/2019 là 10.129 km2, mức cao nhất ghi nhận được trong vòng 11 năm qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN