Ngoài những đồng tiền này, các di tích hơn 100 hố tro, 3 ngôi nhà, 11 lò nung, 18 giếng nước và 3 xưởng luyện và đúc kim loại cũng đã được khai quật.
Dựa vào hình dạng và cấu trúc, giới khoa học nhận định tất cả các di tích trên đều có niên đại từ triều đại Tây Hán (từ năm 202 trước Công Nguyên đến năm 25 sau Công Nguyên).
Zhang Jianfeng, một nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) cho biết một số di tích thuộc thời kỳ Vương Mãng từ năm thứ 9 đến năm 23 sau Công nguyên, còn được gọi là triều đại Nhà Tân.
Theo ông Zhang, xưởng đúc nêu trên là một cơ sở sản xuất cấp quốc gia. Ông cho biết thêm những phát hiện nói trên có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu công nghệ đúc tiền và những thay đổi trong chính sách kinh tế và tiền tệ có từ cách đây hơn 2.000 năm.
Đây là đợt khai quật di tích mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc bắt đầu từ tháng 3/3021. Trước đó, hồi tháng 12/2015, các nhà khảo cổ học thuộc Viện Khảo cổ học của CASS và Viện bảo vệ di tích văn hóa và khảo cổ học Tây An cũng đã cùng nhau khai quật di tích kể trên.