Phương Tây mong muốn Nga lùi bước trước nguy cơ chiến tranh

Yêu cầu được đưa ra vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ rằng ông 'tin chắc' Tổng thống Nga đã 'đưa ra quyết định' tấn công Ukraine.

Theo trang tin Politico.eu, các nhà lãnh đạo phương Tây ngày 19/2 đã kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin không từ bỏ nỗ lực ngoại giao trong bối cảnh Washington cảnh báo rằng nhà lãnh đạo Nga đã quyết định tấn công Ukraine.

Chú thích ảnh
Các nhà lãnh đạo phương Tây tại Hội nghị An ninh Munich đã hối thúc Nga giảm leo thang căng thẳng với Ukraine. Ảnh: Politico.eu

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich thường niên, các nhà lãnh đạo châu Âu, Mỹ và NATO khẳng định rằng bế tắc về việc quân đội Nga đe dọa Ukraine không cần phải kết thúc bằng chiến tranh - ngay cả khi họ nhấn mạnh rằng xung đột vũ trang vẫn có nguy cơ nổ ra và các đồng minh phương Tây sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói: “Không quá muộn để Nga thay đổi hướng đi, lùi lại trước bờ vực, ngừng chuẩn bị cho chiến tranh và bắt tay vào tìm kiếm một giải pháp hòa bình”, lưu ý rằng thêm “nguy cơ xung đột là có thật”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người đã gặp Putin tuần trước, cũng đưa ra một cảnh báo tương tự. Ông nói: “Nguy cơ này vẫn chưa có cách nào để ngăn chặn. Nhiệm vụ của chúng tôi sẽ là sử dụng bất kỳ cơ hội nào, dù nhỏ nhất, để mở ra con đường tiến tới các cuộc đàm phán”.

Các bình luận trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ rằng ông "tin chắc" Tổng thống Putin đã "đưa ra quyết định xâm lược" Ukraine, nhấn mạnh "điều này khiến cho việc kéo Moskva trở lại bàn đàm phán có thể là một nỗ lực vô ích". 

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nêu rõ: “Nga tiếp tục tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán, nhưng đồng thời thu hẹp các con đường ngoại giao. Hành động của họ chỉ đơn giản là không khớp với lời nói của họ". 

Căng thẳng Nga-Ukraine leo thang trong hai ngày qua khi các cuộc pháo kích gia tăng ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine. Các nhà lãnh đạo phương Tây đã có buộc "bạo lực bùng lan rộng như là một hành động khiêu khích mà Nga có thể sử dụng để biện minh cho một cuộc tấn công quân sự".

Trong những tháng gần đây, Moskva đã tăng cường binh lực áp sáp Ukraine với hơn 100.000 quân và đe dọa thực hiện hành động "quân sự-kỹ thuật" trừ khi các đồng minh phương Tây rút khỏi Đông Âu và cam kết không bao giờ kết nạp Ukraine vào NATO.

Nhìn chung, các nhà lãnh đạo phương Tây cho rằng hành động của Moskva chỉ nhằm tăng cường sự đoàn kết giữa các đồng minh phương Tây. Ông Stoltenberg nói: “Nếu mục tiêu của Điện Kremlin là NATO không mở rộng về biên giới của Nga, thì sẽ chỉ có thêm lực lượng NATO tiến đến sát biên giới của Moskva”.

Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, việc NATO không ngừng tìm cách mở rộng biên giới khối này về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga. Nga cũng cảnh báo khả năng có các hành động gây hấn từ phía Kiev nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine bằng vũ lực.

Công Thuận/Báo Tin tức
Mỹ hưởng lợi gì từ việc leo thang khủng hoảng Ukraine thành xung đột phương Tây-Nga?
Mỹ hưởng lợi gì từ việc leo thang khủng hoảng Ukraine thành xung đột phương Tây-Nga?

Tình trạng căng thẳng ở miền Đông Ukraine đã bùng nổ trong tuần này khi xảy ra hàng trăm vụ vi phạm lệnh ngừng bắn Minsk. Các nhà quan sát tin rằng Mỹ là bên hưởng lợi chính từ cuộc xung đột và họ cần kéo Nga vào cuộc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN