Thời lộng hành
Ở đỉnh cao quyền lực, tổ chức Hồi giáo cực đoan này đã reo rắc nỗi sợ cho hàng triệu người dân tại Syria và Iraq, đồng thời tuyên bố kiểm soát các nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở hai quốc gia trên.
Các chiến binh IS liên tục đánh bại quân đội chính quy, sau đó tiến hành hoặc xúi giục làn sóng tấn công khủng bố vào hàng chục thành phố trên thế giới. Bất cứ ai chống lại nhóm cực đoan này đều phải đối mặt với sự tra tấn và cái chết.
Thủ lĩnh IS, tên Abu Bakr al-Baghdadi, đã tuyên bố thành lập vương quốc tự xưng này từ nhà thờ Hồi giáo al-Nuri tại Iraq vào năm 2014. 5 năm sau, hắn bị tiêu diệt trong một cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ vào hang ổ của hắn ở Tây Bắc Syria.
Tại thời điểm đó, Nhà nước Hồi giáo đã sụp đổ ở Iraq, nơi thành trì của nó từng chỉ cách thủ đô Baghdad 30 phút lái xe và ở cả Syria nhờ thành công của chiến dịch quân sự kéo dài do Mỹ dẫn đầu.
Chuyên gia Aymenn Jawad al-Tamimi, thành viên tại Diễn đàn Trung Đông, nhận định với hãng tin Reuters hai vụ đánh bom liều chết liên tiếp ngày 3/1 ở Iran là dấu hiệu cho thấy IS đang tìm cách xây dựng lại sức mạnh và tầm ảnh hưởng của chúng.
Ông al-Tamimi nói: “Các mục tiêu của tổ chức này vẫn như cũ: tấn công thánh chiến chống lại tất cả kẻ thù của nhóm nhằm thiết lập lãnh thổ nhà nước tự xưng, và cuối cùng là thống trị toàn thế giới”.
Chiến thuật mới ở Trung Đông
IS đã thay đổi chiến thuật kể từ khi vương quốc tự xưng của chúng sụp đổ kéo theo một loạt thất bại khác tại vùng Trung Đông.
Từng sở hữu thành trì trọng yếu tại thành phố Raqqa của Syria và thành phố Mosul của Iraq đóng vai trò, tàn quân của IS hiện tại vẫn ẩn náu riêng lẻ tại các vùng sâu vùng sa thuộc hai quốc gia đang rạn nứt vì xung đột này.
Các chiến binh phân tán thành các đơn vị tự trị. Ban lãnh đạo của IS vẫn còn là bí mật, trong khi khó có thể định lượng được quy mô tổng thể. Trước đây, Liên hợp quốc (LHQ) từng ước tính nhóm này có khoảng 10.000 phần tử tại khu vực trung tâm. Tỉnh Sinai của Ai Cập có thể là nơi ẩn náu của 800 - 1.200 chiến binh trung thành với IS.
Tại Libya, nơi nhóm này từng nắm giữ một dải lãnh thổ trên bờ biển Địa Trung Hải, nhóm này yếu đi nhưng vẫn có thể lợi dụng tình hình xung đột đang diễn ra nhằm mục đích xấu. Ở Yemen, IS cũng đang suy yếu.
Châu Phi
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã để lại mắt xích ở châu Phi.
Tại Uganda, các tay súng nổi dậy thuộc Lực lượng Dân chủ Đồng minh (ADF) - đồng minh với IS - đã tổ chức một loạt vụ tấn công trong những tháng gần đây, trong đó vụ thảm sát tại một trường nội trú, sát hại một cặp vợ chồng đang đi hưởng tuần trăng mật và đột kích vào một ngôi làng giết chết ít nhất ba người.
ADF phần lớn đã chuyển hoạt động sang nước láng giềng Cộng hòa Dân chủ Congo.
Một số nhóm khác cũng cam kết trung thành với Nhà IS ở Tây Phi và trên khắp Sahel. Các nhánh khủng bố này nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở vùng nông thôn Mali, Niger, Burkina Faso cùng với Bắc Phi.
Tháng 1/2023, quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch tiêu diệt một thủ lĩnh cấp cao IS ở miền Bắc Somalia. LHQ lo ngại rằng các nhóm cực đoan như IS có thể lợi dụng tình trạng bất ổn chính trị và bạo lực ở Sudan hiện nay.
Sức mạnh tổng thể
Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Mỹ hồi tháng 8/2023 báo cáo rằng mối đe dọa do IS và Al Qaeda gây ra đang ở mức thấp nhất, khi các phần tử nguy hiểm nhất đã bị trấn áp.
Tuy nhiên, cơ quan trên tiếp tục cảnh báo rằng một nửa các chi nhánh của IS đang tham gia vào các cuộc nổi dậy trên khắp châu Phi, cũng như có thể sẵn sàng mở rộng phạm vi hơn nữa.
Theo trung tâm này, việc IS mất 3 thủ lĩnh lớn cùng 13 nhân vật cấp cao khác ở Iraq và Syria kể từ đầu năm 2022 đã làm lung lay chiến lược hành động của chúng, qua đó làm giảm các vụ khủng bố của IS ở Trung Đông.
Phó giáo sư Andreas Krieg tại trường King's College London đánh giá nhìn chung, IS đã thực hiện ít đòn tấn công hơn trong năm 2023 so với những năm trước. Ông cho rằng châu Phi là khu vực duy nhất trên thế giới mà các chi nhánh “bạch tuộc” của IS vẫn đang phát triển.