Quân đội nhỏ hơn của Nhật vẫn đánh bại Trung Quốc

Trong tương quan lực lượng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nếu so sánh về ngân sách quốc phòng, Bắc Kinh đã tăng chi tiêu quân sự trong năm nay lên 12,3 % với 188 tỷ USD và có những hành động được dự báo là chuẩn bị cho các cuộc xung đột lớn với các quốc gia khác nhau ở khu vực Thái Bình Dương.

Điều này đã khiến Thủ tướng Nhật Shinzo Abe so sánh với những căng thăng thẳng leo thang trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương giống như ở châu Âu trước Chiến tranh Thế giới 1.

Trong khi đó, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản là 49 tỷ USD. Ngoài ra, quân đội thường trực của Trung Quốc là 2,3 triệu người so với Nhật Bản là 58.000 quân. Do đó, Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới về sức mạnh quân sự hiện nay, theo chỉ số đánh giá của Global Firepower (Hỏa lực toàn cầu), sau Mỹ, Nga. Tokyo xếp thứ 10 trong danh sách này.

Máy bay chiến đấu F-16 của Nhật. Ảnh: US Air Force


Liệu quân đội Trung Quốc có thực sự mạnh hơn Nhật Bản? Dù có quy mô nhỏ hơn, nhưng quân đội Nhật Bản lại có "chất" hơn Trung Quốc.

Trước hết, cần lưu ý rằng bất kỳ cuộc xung đột nào giữa Tokyo và Bắc Kinh nổ ra, sẽ lôi kéo các đồng minh của Nhật tham gia. Mỹ đã có hiệp ước phòng thủ chung với Nhật và trong chuyến thăm Tokyo mới đây của ông Obama, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông nằm trong phạm vi Hiệp ước Hợp tác An ninh Mỹ- Nhật. Hiện Mỹ đang có nhiều căn cứ quân sự ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, ngay cả phải một mình đối mặt với Bắc Kinh, quân đội nhỏ hơn của Nhật lại có lợi thế về chất lượng so với Trung Quốc .

Phần lớn các hệ thống vũ khí của Trung Quốc đang trong giai đoạn lão hóa, theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami bình luận trong bài "War is Boring". Chỉ có 450 trên tổng số 7580 xe tăng của Trung Quốc được cho là hiện đại. Tương tự như vậy, chỉ có 502 trên tổng số 1321 máy bay chiến đấu của không quân nước này được coi là có khả năng chiến đấu đầy đủ, số còn lại là được tân trang lại từ những chiến đấu cơ của Liên Xô sản xuất trong những năm 1970. Chỉ có một nửa số tàu ngầm của Trung Quốc được xây dựng trong vòng 20 năm trở lại đây.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, là một con tàu của Liên Xô từ những năm 1980 được tân trang lại. Nó quá nhỏ để có thể xuất kích hầu hết các máy bay tầm xa và có lẽ sẽ bị giới hạn hoạt động xung quanh bờ biển của Trung Quốc.

Trong khi đó, Nhật Bản đã bắt đầu nhận được các thiết bị và vũ khí tiên tiến từ Mỹ. Dự kiến, nước này sẽ mua thêm các tàu khu trục mới có khả năng chống tên lửa, tàu ngầm; xe lội nước; máy bay trinh sát không người lái; máy bay chiến đấu và trực thăng chở quân V -22 Osprey hiện đại. Ngoài ra, Nhật Bản Mỹ cũng hy vọng sẽ nhận được máy bay tiêm kích đa năng tiên tiến nhất hiện nay của Mỹ là F -35, bắt đầu từ tháng 3/2017.

F-35 là cơn ác mộng tồi tệ nhất với Liêu Ninh, tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc bình luận. Theo đó, F -35 có thể tấn công tàu Liêu Ninh với các loại tên lửa khó đánh chặn từ khoảng cách an toàn 290km. F-35 cũng sẽ có thể xác định vị trí và tấn công các máy bay chính của Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu Ninh, J-15, trước khi bị phát hiện.

Tàu sân bay trực thăng hiện đại nhất của Nhật.


Các hòn đảo của Nhật Bản cũng được bảo vệ tốt bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa Tiêu chuẩn -3 và hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 (Patriot Advanced Capability -3). Những tên lửa này có khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo cả bên trong và bên ngoài bầu khí quyển của Trái đất.

Dựa vào cách tiếp cận của Tokyo với các thiết bị quân sự công nghệ và chất lượng cao, Tiến sĩ Larry M. Wortzel, người đứng đầu Trung tâm phân tích rủi ro và chiến lược châu Á khẳng định Nhật Bản là nước có sức mạnh quân sự mạnh chỉ sau Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. "Nhật Bản có lực lượng hải quân và không quân lượng mạnh nhất ở châu Á, ngoại trừ Mỹ. Mặc dù có những loại vũ khí hiện đại và hiệu quả nhất, nhưng nước này vẫn bị giới hạn bởi Điều 9 của Hiến pháp", ông Wortzel nói.

Tuy nhiên, trong khi Nhật Bản có lợi thế nhất định về chất lượng của các loại vũ khí, trang bị, thì cũng không nên đánh giá thấp về quy mô và sự hiện đại hóa nhanh chóng của quân đội Trung Quốc. Đáp lại, Tokyo đã phản ứng với sự mở rộng quân sự đầu tiên của mình sau hơn hơn 40 năm qua.

Có một thực tế là, bế tắc giữa hai bên đang làm tổn thương đến các lĩnh vực khác ngoài những tổ hợp công nghiệp quân sự. Theo ghi nhận của Joseph Quinlan thuộc Trung tâm Sự thật (Mỹ): "Không ai dự đoán một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng những căng thẳng gia tăng đang làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư trong một khu vực được đánh giá là phát triển ổn định và năng động nhất thế giới hiện nay".


Công Thuận
(B.I)
Nhật Bản quan ngại hành động đơn phương trên Biển Đông
Nhật Bản quan ngại hành động đơn phương trên Biển Đông

Trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo tại thủ đô Paris ngày 7/5 nhân chuyến thăm Pháp, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho rằng “cần tránh hành động đơn phương” trên Biển Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN