Xung đột vẫn tiếp diễn ở miền Đông Ukraine, chỉ có điểm khác biệt so với chiến dịch hồi mùa hè mà Kiev phát động: Không có những cuộc tấn công hay thoái lui dồn dập; thay vào đó cả hai bên đều bám trụ dọc đường giới tuyến.Nước đến chân, nhảy không kịpNhìn qua, quân đội Ukraine có quân số và tiềm lực mạnh hơn hẳn so với các lữ đoàn dân phòng miền Đông. Về mặt lý thuyết, Kiev có 41.000 binh sĩ tham gia vào chiến dịch “chống khủng bố”, cùng với đó là hàng nghìn lính thuộc biên chế các tiểu đoàn tiễu phạt thân Kiev. Trong khi đó quân ly khai chỉ có quân số khoảng 10.000 – 20.000 người. Thế nhưng, quân chính phủ lại có những điểm yếu cố hữu trầm trọng về mặt tổ chức và đó là lý do giải thích tại sao quân đội Kiev lại không thể đánh bại được quân ly khai.
Thiệt hại của quân chính phủ trong chiến dịch mùa hè vừa qua. Ảnh: Reuters |
Thời kì hậu Xô Viết, quân đội Ukraine giống như một kho phế liệu hơn là một đạo quân thực sự. Hàng nghìn xe tăng, thiết giáp cùng với hàng trăm máy bay chiến đấu để mốc trong các kho. Đạo quân này được nuôi sống bởi một nguồn ngân sách hạn hẹp mà nguồn tiền có được chủ yếu là từ việc bán bớt vũ khí. Nhà phân tích quân sự Vyacheslav Tseluyko từng nói rằng, quân đội Ukraine lúc đó như bị cắt luồng sinh khí, chẳng có lý do gì để tồn tại. Đến năm 2000, số binh sĩ dạng hợp đồng được trả lương thấp và không được đào tạo chiếm đến 90% lực lượng chiến đấu. Trong cả kho vũ khí đó, chỉ có một vài máy bay là cất cánh được. Các đơn vị chiến đấu chủ yếu đóng tại miền Tây, giáp ranh với các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Sang năm 2008, tình hình có vẻ hứa hẹn (sẽ) có thay đổi. Một chính phủ thân phương Tây lên nắm quyền tại Kiev, với một chương trình đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa quân đội. Nguồn cơn cải tổ này xuất phát từ những lo lắng sau sự kiện Nga can thiệp quân sự vào Gruzia (2008). Ngân sách quốc phòng dự tính sẽ tăng thêm hơn 30%.
Nếu thực hiện đúng, quân đội Ukraine sẽ trở thành đạo quân chuyên nghiệp, với nhiều chủng loại vũ khí, khí tài hiện đại, cùng với đó là tái bố trí quân sự hướng về phía đông. Thật không may, dự án trên đã phá sản, khi mà khủng hoảng tài chính toàn cầu quét qua Ukraine với tác động kéo dài cho đến ngày nay. Tại thời điểm khốn khó, Bộ Quốc phòng nước này thậm chí còn phải chạy đôn đáo khắp nơi để tìm nguồn kinh phí trang trải cho những nhu cầu tối thiểu nhất, do ngân sách không những không tăng, mà còn giảm mạnh. Binh sĩ từng buộc phải ăn theo “khẩu phần dã chiến”, việc huấn luyện chỉ là “làm cho có” - tất cả cũng là vì thiếu tiền.
Chủng loại vũ khí lạc hậuNgay trong giai đoạn đầu của xung đột ở miền Đông, hầu hết vũ khí mà ly khai sử dụng đa phần đều là do chiếm được, hoặc là mua qua thị trường dân sự. Giai đoạn tiếp theo, hai bên đều thiên về sử dụng các loại vũ khí hạng nhẹ, được sản xuất từ thời Liên Xô, như súng trường AK-47, súng máy RPK.
Một hệ thống vũ khí vác vai của dân phòng miền Đông. Ảnh: RIA Novosti |
Sau khi quân đội Ukraine mở các cuộc phản công trong chiến dịch mùa hè, quân ly khai bắt đầu đưa ra chiến trường nhiều chủng loại vũ khí hiện đại: Súng trường bắn tỉa VSS, súng máy PKP; súng trường không giật ASVK sử dụng các loại đạn lớn để bắn xuyên những bức tường dày và các loại xe thiết giáp nhẹ. Không những vậy, dân phòng miền Đông còn có nhiều xe tăng, chủ yếu là T-64 tịch thu được và một số T-72B diện mới tinh, có cảm biến nhiệt hiện đại, tích hợp kiểm soát máy tính. Đặc biệt, phe ly khai còn có trong tay cả loại tên lửa 9K135 Kornet hiện đại – loại vũ khí diệt tăng hiệu quả nhất hiện nay.
Về vũ khí chống tăng vác vai, quân miền Đông có súng phóng rocket RPG-18; súng phóng hỏa phản lực RPO-A và MRO-A tân tiến, sử dụng đầu đạn nhiệt áp để bắn xuyên tường, diệt boongke và thiết giáp hạng nhẹ.
Những loại vũ khí mà quân ly khai sử dụng trong mùa hè vừa qua thì đều là những loại mà quân đội Ukraine không có trong tay. Hỏa lực mạnh nhất mà quân chính phủ có được là các loại xe tăng T-72, nhưng đa phần đều gặp trục trặc vì không được bảo dưỡng tốt và không thể so sánh với T-72B.
Hoài Thanh (
Theo Reuters)