Tờ Global Times nhận định, từ khi nhậm chức trong tháng 9, ông Suga đã điện đàm cho Thủ tướng Morrison đầu tiên, thay vì Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đổi lại, Thủ tướng Morison đã chọn Nhật Bản là điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông kể từ dịch COVID-19.
Ông Da Zhigang tại Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Hắc Long Giang phân tích rằng cả Nhật Bản và Australia đều tăng cường mối quan hệ song phương. Hai nước đã thống nhất cơ sở về RAA và đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ song phương đã sang một nấc mới.
Nhật Bản ký Hiệp ước Hợp tác song phương và An ninh với Mỹ. Bên cạnh đó, Nhật Bản lên kế hoạch ký thỏa thuận quốc phòng với Australia và điều này cho thấy rõ Tokyo đặc biệt chú trọng Canberra trong Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Vị trí địa chính trị của Australia vô cùng đặc thù. Theo đó, Australia là một quốc gia thuộc khối Thịnh vượng chung và là đối tác không kém phần quan trọng của Mỹ. Australia cũng có chung lý tưởng với các quốc gia phương Tây và giá trị chung với Nhật Bản. Từ thông báo của Nhật Bản và Australia, nhiều khả năng hai quốc gia sẽ ký kết RAA và trở thành đồng minh quân sự.
Mối quan hệ bán liên minh giữa Nhật Bản và Australia sẽ mang lại một số thay đổi. Đầu tiên là tạo nền tảng để Mỹ và Nhật Bản cùng góp mặt vào hợp tác đa phương tại châu Á-Thái Bình Dương. Còn Nhật Bản và Australia có thể tiến hành các chiến dịch quốc phòng dưới nền tảng đa phương.
Cả Nhật Bản và Australia đều có ảnh hưởng đối với một số quốc gia nhất định. Mối quan hệ bán liên minh giữa Nhật Bản và Australia sẽ giúp tăng cường hợp tác về an ninh giữa các đồng minh. Về mặt bên ngoài, liên minh quân sự giữa Nhật Bản và Australia là song phương nhưng có thể có tiềm năng “sinh sôi” nhờ ảnh hưởng rộng của hai quốc gia.
Tăng cường mối quan hệ Nhật Bản-Australia cải thiện sẽ tỷ lệ thuận với phát triển năng lực quân sự Nhật Bản. Không giống như Nhật Bản, Mỹ và Australia không bị giới hạn bởi hiến pháp hòa bình. Với hợp tác quân sự từ các đồng minh, Nhật Bản có thể đạt được một số mục tiêu quân sự đặc biệt.
Theo tờ Nikkei Asian Review, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Australia và Nhật Bản, ông Joe Biden – người truyền thông Mỹ đưa tin là tổng thống đắc cử - đã đề cập đến duy trì “Ấn Độ-Thái Bình Dương an toàn và thịnh vượng”, đồng thời cựu Phó Tổng thống Mỹ đã tránh cụm từ “cởi mở và tự do”. Điều này khiến nhiều nhà quan sát cho rằng ông Biden sẽ có quan điểm khác biệt với Tổng thống Trump về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Ông Da Zhigang đánh giá lãnh đạo Australia cùng Nhật Bản cần thể hiện lập trường cho Mỹ thấy rằng việc Washington giảm liên quan tới “Bộ tứ kim cương” (QUAD) bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ sẽ khiến nhóm này thuyên giảm sức mạnh.