Sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Trump chính thức có hiệu lực

Sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump hạn chế nhập cảnh đối với công dân 6 quốc gia Hồi giáo và đã chính thức có hiệu lực từ ngày 30/6, sau khi Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết cho phép triển khai một phần sắc lệnh.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. AFP/ TTXVN

Một trong những nội dung của sắc lệnh mà tòa cho phép triển khai bao gồm việc đình chỉ nhập cảnh 120 ngày vào Mỹ "đối với những cá nhân nước ngoài không chứng minh được quan hệ hợp pháp với một công dân hoặc một thực thể tại Mỹ". Cụ thể, những người muốn xin thị thực vào Mỹ đến từ 6 quốc gia gồm Hồi giáo phải chứng minh được mối quan hệ huyết thống với cha/mẹ, chồng/vợ, con nhỏ, con trai/gái trưởng thành, con rể, con dâu hoặc anh/chị/em ruột ở Mỹ. Ngoài ra, Tòa án Tối cao Mỹ cũng đồng thời chấp thuận lắng nghe các lập luận từ phía Washington trong nhiệm kỳ tới của tòa, theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào tháng 10.

Tổng thống Trump đã lập tức hoan nghênh phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ, cho đây là chiến thắng rõ rệt đối với an ninh quốc gia. Sau khi Tòa án Tối cao Mỹ đưa ra quyết định nói trên, Bộ An ninh Nội địa nước này khẳng định sẽ áp dụng lệnh cấm nhập cảnh tạm thời của chính phủ Tổng thống Trump một cách hiệu quả và công khai.

Sắc lệnh hạn chế nhập cư được Tổng thống Donald Trump ký hôm 6/3 cấm công dân 6 nước có người Hồi giáo chiếm đa số gồm Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày và đình chỉ việc cho phép người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày. Sắc lệnh này được đánh giá là có nhiều điều chỉnh "mềm mỏng" hơn so với sắc lệnh cũ công bố hồi cuối tháng 1. Tuy nhiên, giới chức tư pháp các bang của Mỹ cho rằng dù phạm vi điều chỉnh của sắc lệnh mới đã thu hẹp, nhưng về cơ bản văn kiện này vẫn là một thách thức đối với nền tảng Hiến pháp khi có sự phân biệt đối với một tôn giáo nhất định. Nhiều tòa án tại Mỹ đã liên tiếp ra phán quyết ngăn chặn việc triển khai sắc lệnh trên.
TTXVN/Tin Tức
Vùng Vịnh căng như dây đàn, nhưng tại sao chiến tranh Qatar không bùng nổ?
Vùng Vịnh căng như dây đàn, nhưng tại sao chiến tranh Qatar không bùng nổ?

Tình hình vùng Vịnh và xung đột ngoại giao giữa Qatar và Saudi Arabia đang căng như dây đàn, nhưng theo nhà phân tích chính trị Bahrain Said al Shahhabi, chiến tranh với Doha không bùng nổ. Tại sao vậy?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN