Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc đã đăng tải nghiên cứu vào ngày 12/4 sau khi phân tích nguồn nước được lấy từ 2.103 giếng vào tháng 1 vừa qua.
Một người nông dân dựng các ống nước để tưới phun cho vườn hoa quả. Ảnh: AP |
Bộ trên cho biết trong những mẫu này, 32,9% bị xếp vào dạng chỉ phù hợp để sử dụng cho mục đích công nghiệp và nông nghiệp; trong khi đó 47,3% không hề phù hợp cho con người sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào. Không có mẫu nào được coi là "hoàn toàn sạch sẽ" mặc dù nước trong các giếng tại Bắc Kinh được đánh giá tổng thể là tốt hơn bất cứ nơi đâu tại khu vực đông bắc.
Hầu hết sự chú ý của Trung Quốc trong những năm gần đây đều tập trung vào không khí đang bị ô nhiễm nặng nề mặc dù các nhà môi trường học đều coi tình trạng ô nhiễm nước và đất có độ nghiêm trọng như nhau.
Các hồ nước chính của Trung Quốc cũng đang đối mặt với ô nhiễm bởi phân bón từ sản xuất nông nghiệp đã gấm xuống đất và xâm nhập vào mạch nước ngầm, bên cạnh đó còn là nước thải từ các nhà máy đã không được xử lý mà đổ thẳng ra môi trường.
Tổ chức môi trường Greenpeace đã gọi bản báo cáo của Bộ Tài nguyên Nước này là một “cảnh báo tuyệt đối về sự mở rộng của ô nhiễm nguồn nước ngầm tại Trung Quốc”.
Trong một thông báo liên quan, một lãng đạo của Greenpeace tại chi nhánh Đông Á Ada Kong đã hoan nghênh sự ghi nhận của bộ trên về vấn đề này và cho rằng bước tiếp theo nên là tiến hành các hành động nghiêm túc để giải quyết tình trạng.
Một phần của vấn đề là Bộ Tài nguyên Nước và Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc chưa hề làm rõ vai trò và trách nhiệm của họ trong việc tiến hành Chương trình ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước ngầm quốc gia năm 2011 với hứa hẹn 34 triệu nhân dân tệ (5,2 triệu USD) gây quỹ.
Sau khi bản cáo cáo được công bố, các quan chức Trung Quốc đã tìm cách cam đoan với công chúng rằng hầu hết nước các nhà dân được sử dụng là an toàn bởi được khai thác từ các hồ chứa nước, các tầng ngậm nước và được lọc để đảm bảo độ an toàn.