Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết phát hiện của Nhật Bản đối ngược với đề nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng việc đeo hai khẩu trang tốt hơn một chiếc bởi có thể giảm thiểu tình trạng phơi nhiễm của con người với virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Riken và Kobe (Nhật Bản) đã sử dụng mẫu siêu máy tính Fugaku để lên mô hình sự di chuyển của virus giữa người đeo các loại khẩu trang khác biệt và người đeo phối hợp nhiều khẩu trang cùng một lúc.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố ngày 4/3, việc sử dụng một khẩu trang y tế từ vải không dệt có 85% hiệu quả ngăn chặn virus trong điều kiện đeo khít mặt, che mũi. Khẩu trang polyurethane trong khi đó đạt hiệu quả 89%.
Việc đeo hai khẩu trang vải không dệt chưa mang lại hiệu quả hơn bởi việc này gây cản không khí dẫn đến sự rò rỉ qua các kẽ hở.
Nói chung, khẩu trang N95 vẫn được đánh giá cao nhất trong việc bảo vệ tránh lây nhiễm COVID-19, tiếp đó là khẩu trang vải không dệt, khẩu trang vải và cuối cùng là khẩu trang polyurethane.
Đội nghiên cứu tại Đại học Riken từng sử dụng siêu máy tính Fugaku để mô phỏng việc độ ẩm có thể tác động đến lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng như hình thức lây lan COVID-19 trong tàu hỏa, văn phòng và các môi trường khác.