Toàn thế giới cũng ghi nhận trên 24,92 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục, trong khi vẫn còn hơn 7, triệu ca đang được điều trị, với khoảng 65.300 ca trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch.
Mỹ là quốc gia chịu tác động mạnh nhất với trên 7,36 triệu ca mắc bệnh và 209.922 ca tử vong. Trung tâm Phòng và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố một báo cáo cho biết gần 280.000 trẻ em ở độ tuổi đến trường đã nhiễm virus SARS-CoV-2 trong thời gian từ 1/3 - 19/9, chiếm gần 4% tổng số ca nhiễm tại Mỹ trong cùng thời gian. Đứng thứ hai là Ấn Độ với trên 6,15 triệu ca mắc và 96.4 ca tử vong. Tiếp đến là Brazil - trên 4,74 triệu ca mắc và 142.161 ca tử vong.
Tại châu Á, trong 24 giờ qua, Ấn Độ đã ghi nhận thêm 70.589 ca mắc và 776 ca tử vong do dịch COVID-19 và hiện vẫn còn 947.576 ca đang được điều trị. Tuy nhiên, cuộc khảo sát huyết thanh học thứ hai được tiến hành trong tháng 8 và 9 cho thấy một tỷ lệ lớn dân số Ấn Độ chưa bị phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19, dù tỷ lệ nhiễm bệnh trong người trưởng thành gia tăng. Cụ thể, các mẫu máu được thu thập từ hơn 29.000 người trưởng thành trong giai đoạn 17/8 đến 22/9 cho thấy tỷ lệ kháng thể virus SARS-CoV-2 tăng lên 7,1% so với 0,73% trong cuộc khảo sát trước đó.
Trong khi đó, Hàn Quốc thông báo thêm ca mắc COVID-19, trong đó có 23 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đánh dấu lần đầu tiên số ca mắc mới trong vòng 24 giờ giảm xuống dưới 50 ca kể từ đầu tháng 8. Hiện số ca mắc tại nước này là 23.699 ca, trong đó có 407 ca tử vong, tăng 1 ca. Mặc dù số ca nhiễm mới giảm, song giới chức y tế Hàn Quốc duy trì cảnh giác trong bối cảnh nước này chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ Trung Thu (Chuseok) từ ngày 30/9 - 4/10 tới. Đây là thời điểm hàng chục triệu người dân trên cả nước đi lại nhiều và sum họp gia đình.
Tại Đông Nam Á, Indonesia thông báo 4.002 ca mắc mới, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 282.724. Trong số các ca mắc có Bộ trưởng Tôn giáo Indonesia Fachrul Razi. Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của nước này cũng cho biết có 128 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số trường hợp không qua khỏi tại nước này do dịch bệnh lên 10.601 người.
Philippines cũng thông báo có thêm 2.025 ca nhiễm và ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên lần lượt là 309.303 ca và 5.448 ca.
Cùng ngày, lãnh đạo Cơ quan Quản lý du lịch Thái Lan Yuthasak Supasorn cho biết nước này sẽ đón đoàn khách du lịch nước ngoài đầu tiên trên một chuyến bay từ Trung Quốc vào tuần tới, đánh dấu việc từng bước tái khởi động lĩnh vực du lịch vốn thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19. Cho đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 3.559 ca mắc COVID-19, trong đó có 59 ca tử vong.
Tại châu Đại dương, trong 24 giờ qua, bang Victoria của Australia ghi nhận 10 ca nhiễm mới, theo đó số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày trong 14 ngày qua của thành phố Melbourne đã giảm xuống còn 18,2 ca. Trong 14 ngày gần nhất (tính đến ngày 29/9), số ca mắc COVID-19 không rõ nguồn lây tại Melbourne là 27 ca, giảm so với 31 ca báo cáo một ngày trước đó. Dựa trên hai tiêu chí trên, bao gồm số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày và tổng số ca nhiễm không rõ nguồn lây trong vòng 14 ngày, các quan chức y tế địa phương sẽ đưa ra quyết định khi nào có thể nới lỏng các biện pháp hạn chế. Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews tuyên bố người dân bang này có thể "tin tưởng hơn" về việc nới lỏng đáng kể các hạn chế vào ngày 19/10 tới.
Tại Trung Đông, Iran thông báo có thêm 3.677 ca mắc, nâng tổng số ca mắc lên 453.637 ca. Trong khi đó, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 25.986 người, tăng 207 ca trong 24 giờ qua. Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Israel Yuli Edelstein thông báo lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ được gia hạn thêm ít nhất 2 tuần nữa, bắt đầu từ ngày 11/10 tới. Hiện số ca mắc và tử vong do dịch COVID-19 tại nước này đã lên tới lần lượt là 234.060 ca và 1.516 ca.
Tại châu Âu, Nga hiện ghi nhận tổng cộng trên 1.167.805 ca mắc, đứng thứ 4 thế giới về số ca nhiễm. Bất chấp số ca nhiễm mới tiếp tục gia tăng, Điện Kremlin tuần trước cho biết không có kế hoạch áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, ngày 29/9, Thị trưởng Moskva, Sergei Sobyanin cho biết thủ đô của Nga sẽ kéo dài kỳ nghỉ trong tháng 10 của học sinh lên 2 tuần.
Cùng ngày, Hà Lan ghi nhận thêm 3.011 ca mắc mới, mức cao nhất trong 1 ngày, trong bối cảnh nước này áp đặt các biện pháp mới nhằm ứng phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai. Trong khi đó, Chính phủ Đức dự kiến sẽ thắt chặt các biện pháp hạn chế nhằm giới hạn số người tham gia các bữa tiệc để kiềm chế dịch bệnh lây lan.
Cùng ngày, CH Séc và Slovakia thông báo sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp trong tuần này do số nhiễm tăng mạnh. Séc đã ghi nhận số ca nhiễm tăng kỷ lục trong những ngày gần đây, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 65.313 ca, trong đó có 615 ca tử vong. Trong khi đó, Slovakia thông báo có tổng cộng 9.343 ca mắc COVID-19, trong đó có 44 ca tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này.
Tại châu Mỹ, hầu hết các địa phương ở Chile đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa, chỉ có 2 xã hoặc thị trấn vẫn duy trì các biện pháp hạn chế do vẫn ghi nhận các ca nhiễm mới. Tuy nhiên, Thứ trưởng Y tế Paula Daza vẫn kêu gọi người dân tại thủ đô Santiago và khu vực đô thị tuân thủ quy định giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Hiện Chile ghi nhận 459.671 ca mắc, trong đó có 12.698 ca tử vong.
Chính phủ Colombia đã quyết định kéo dài quy định cách ly có chọn lọc thêm 1 tháng, đến cuối tháng 10 tới, nhằm kiềm chế dịch bệnh lây lan. Colombia hiện đứng thứ 5 thế giới về số ca mắc COVID-19 với 818.203 ca nhiễm, trong đó 25.641 ca tử vong.
Tại châu Phi, Botswana đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan sau khi quốc gia ở khu vực miền Nam châu Phi này ghi nhận số ca lây nhiễm trong cộng đồng gia tăng theo cấp số nhân kể từ khi dỡ bỏ hạn chế đi lại. Hiện Botswana ghi nhận tổng cộng 3.172 ca nhiễm COVID-19, trong đó 16 ca tử vong.
Kenya đã công bố .1 ca mắc và 700 ca tử vong do COVID-19 kể từ khi phát hiện ca mắc đầu tiên hồi tháng 3. Số ca mắc trong ngày đã giảm so với giai đoạn từ tháng 7 - đầu tháng 8 vừa qua và chính phủ nước này đã quyết định nới lỏng một số biện pháp phòng dịch. Theo đó, từ ngày 29/9, các quán bar được phép mở cửa trở lại và các quán ăn, nhà hàng được phục vụ rượu, bia cho thực khách, song những hàng quán này phải đóng cửa lúc 22h. Lệnh giới nghiêm trên toàn quốc từ tối hôm trước đến sáng hôm sau được gia hạn 60 ngày, song lùi giờ bắt đầu áp dụng từ 21h thành 23h.
Trong khi đó, số ca mắc mới tăng mạnh trong thời gian gần đây đã khiến Tunisia triển khai nhiều biện pháp mới nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Theo đó, các quán cà phê không được phép phục vụ khách tại bàn. Các nhà hàng và quán ăn phải tuân thủ lệnh giãn cách xã hội, trong khi số người tham dự lễ cưới giảm 30% so với sức chứa thông thường của địa điểm tổ chức. Những người đi các phương tiện giao thông công cộng và tư nhân bắt buộc phải đeo khẩu trang. Hiện Tunisia đã ghi nhận 17.045 ca mắc, tăng 1.291 ca, trong khi số ca tử vong là 246 ca, tăng 31 ca.