Thống kê của Văn phòng Báo chí Chính phủ Israel cho biết, riêng số lượng nhà báo nước ngoài đến đây đưa tin kể từ khi xảy ra xung đột là trên 4.000 người. Nhiều nhất vẫn là Mỹ, Anh, Pháp, Đức. Các nước có nềnbáo chí nhỏ hơn như Romania, Argentina, Nepal và cả Ukraine cũng cử phóng viên đến tác nghiệp. Chính phủ Israel tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo nước ngoài, từ quá trình cấp thị thực, thẻ tác nghiệp đến các cuộc họp báothường kỳ cung cấp thông tin bằng cả tiếng Do Thái và tiếng Anh.
Tuy nhiên, tính khốc liệt của cuộc chiến cũng khiến thương vong đến nay đã lên tới 37.000 thiệt mạng tại Gazavà khoảng 1.400 người tại Israel. Ngoại trừ 1 tuần đạt được thỏa thuận ngừng bắn, không ngày nào ngớt tiếng súng giao tranhgiữa các bên. Sự nguy hiểm với các nhà báo cũng tăng lên.
Theo Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (CPJ), tính đến giữa tháng 6/2024, đã có ít nhất 108 nhà báo và nhân viên kỹ thuậtthiệt mạng khi đưa tin chiến sự, trở thành cuộc xung đột đẫm máu nhất với các nhà báo kể từ năm 1992, khi CPJ bắt đầu thống kê số liệu. 32 nhà báo bị thương, 2 mất tích, 44 bị bắt giữ. Ngoài ra, các nhà báo còn là nạn nhân của nhiều vụ tấn công bạo lực và đe dọa tinh thần không chỉbởi những kẻ cực đoan, mà nhiều khi bởi lực lượng an ninh.
Chiến tranh hiện đại có sự tham gia của các loại vũ khí mới như đầu đạn dẫn đường, máy bay không người lái, khiến chính quyền phải chủ động cắt sóng hoặc gây nhiễu hệ thống định vị. Trên các phần mềm bản đồ hoặc dẫn đường bằng GPS, người dân thường thấy mình đang có mặt… ở một quốc gia láng giềng. Vị trí ảo của các cơ quan trọng yếu cũng bị di chuyển. Do đó, quá trình đi lại, tìm kiếm bằng các ứng dụng thông minh gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục, phóng viên phải tải bản đồ offline, cắt bỏ định vị và dò đường theo cách truyền thống.
Các phóng viên bản địa đã quen với địa bàn chiến tranh, tâm lý được chuẩn bị từ trước. Còn với các phóng viên đến Israel tác nghiệp trong giai đoạn căng thẳng, cuộc sống thời chiến không dễ chịu chút nào. Tiếng còi báo động liên tục rú lên, người dân vội vãchạy đi tìm nơi trú ẩn hoặc nằm rạp xuống lề đường, những đoàn xe quân sự chạy trên quốc lộ, thông báo từ chính quyền đề nghịtích trữ nhu yếu phẩm đề phòng chiến tranh lan rộng… Có phóng viên nước ngoài đến đây sau 1 - 2 tuần không chịu được sức ép tâm lý đã phải về nước.
Trên thực tế, nguy hiểm về bom đạn tập trung ở các địa phương gần Dải Gaza và khu vực biên giới phía Bắc giáp với Liban, nơi hàng chục ngàn người dân đã phải rời bỏ nhà cửa để tránh các vụ tấn công xảy ra “như cơm bữa”. Các thành phố nằm sâu trong nội địa Israel có phần an toàn hơn. Có thời điểm hàng ngàn quả tên lửa từ Dải Gaza bắn sang, hay cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa và máy baykhông người lái từ Iran, hầu hết đều bị đánh chặn. Tuy nhiên, mối nguy hiểm từ các mảnh văng của rocket, với sức công phá có thể phạt đứt một thân cây, khiến mọi người phải đề cao cảnh giác mỗi khi nghe tiếng còi báo động.
So với các năm trước, cuộc xung đột lần này ít chứng kiến các vụ khủng bố và bạo lực giữa các cộng đồng người Do Thái và Arab trong lòng xã hội Israel. Cuộc tấn công bất ngờ và đẫm máu của Hamas khiến người Israel đoàn kết hơn. Tuy nhiên, tinh thần đó đã bị một số đối tượng lợi dụng, nhất là thanh thiếu niên thuộc cộng đồng tôn giáo Do Thái chính thống. Không ít lần phóng viên bị bao vây, đe dọa, thậm chí bị hành hung.
Chiến tranh khiến người dân Israel trở nên vô cùng “nhạy cảm” với người nước ngoài. Ngay cả sử dụng máy quay, máy ảnh trên đường phố cũng sẽ có nhân viên an ninh yêu cầu kiểm tra giấy tờ, quy trình thẩm tra các lớp lang có thể mất 15 - 20 phút. Một số địa điểm nhạy cảm, các binh sĩ được phép nổ súng bất cứ lúc nào nếu cảm thấy bị chống đối và có nguy cơ bị đe dọa. Thậm chí một người dân bình thường cũng có thể hạch sách và dọa báo cảnh sát, với lý do nghi ngờ hoạt động khủng bố.
Trong điều kiện tác nghiệp như vậy, không chỉ mất thời gian, mà còn gây tâm lý ức chế cho các phóng viên nước ngoài. Khi tác nghiệp, trong khi người dân tìm chỗ trú ẩn thì cũng là lúc phóng viên phải ra ngoài hiện trường để ghi hình, chụp ảnh. Các thành phố phía nam như Askhelon, Asdod, Sredot thường là những nơi bị oanh tạc nhiều nhất. Kể từ đầu năm 2024, khu vực biên giới phía bắc mật độ còi báo động diễn ra thường xuyên hơn do các cuộc tấn công của Hezbollah.
Dù đã quen với môi trường chiến tranh xung đột, các phóng viên thường trú của TTXVN phải thận trọng và xử lý các tìnhhuống khéo léo hơn, vừa đảm bảo nhu cầu thông tin về chiến sự, vừa giữ được sức khỏe và an toàn. Trong các tình huống nguy hiểm, kỹ năng tác nghiệp độc lập là yếu tố quan trọng, bên cạnh đó cần có những kỹ năng an toàn khác theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng, như cách trú tránh tên lửa khi có báo động hoặc các đường dây nóng hỗ trợ khẩn cấp. Ngoài ra, cần có sự chuẩn bị trước cho khả năng chiến sự lan rộng ra khu vực và vượt tầm kiểm soát.
Những ngày đầu xảy ra chiến tranh, cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại Israel là mối quan tâm trước hết đốivới độc giả trong nước. Rất may là trong cuộc xung đột lần này, hầu hết cộng đồng người Việt (khoảng 500 người) tại Israel đều ởcác địa phương ngoài vùng chiến sự. Bên cạnh đó, mỗi năm Việt Nam cũng cử hàng trăm sinh viên theo học chương trình tunghiệp sinh nông nghiệp tại các trung tâm đào tạo của Israel. Công tác hỗ trợ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel vàtinh thần hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng đã giúp cộng đồng người Việt an toàn, chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra, nhờ đó giảitỏa được tâm lý đối với các cơ quan đại diện cũng như phóng viên TTXVN thường trú tại địa bàn.