Người dân Nhật Bản phân loại rác theo danh mục cụ thể. Ảnh: tofugu.com
|
Chính vì lí do này, công tác xử lý rác thải nhựa ở "xứ sở Mặt trời mọc" cũng đặc biệt được coi trọng và với quy trình xử lý khoa học và hiệu quả, tái chế rác thải nhựa theo phóng cách Nhật có thể được xem là hình mẫu lý tưởng để các quốc gia trên thế giới học tập.
Không giống nhiều nước trên thế giới, Nhật Bản không có quy định pháp luật về việc cấm sử dụng các loại bao bì đựng hàng sử dụng 1 lần hay có chế tài xử phạt hoặc việc khuyến nghị hạn chế sử dụng các túi nhựa cũng rất hiếm hoi, song "xứ Phù Tang" lại có quy định hết sức ngặt nghèo về phân loại rác thải để tối đa hóa việc tái sử dụng và tái chế rác thải. Chính quyền địa phương tại tất cả các tỉnh và thành phố của Nhật Bản đều có quy định riêng về cách thức người dân tự phân loại rác theo từng danh mục cụ thể.
Theo đó, rác thải nhựa được phân tách từ các bình hộp, giấy và các loại nguyên vật liệu có thể tái chế. Các loại rác thải còn được phân loại theo danh mục như dễ cháy, không cháy, có thể tái chế và nhựa, đòi hỏi người dân phân loại ra thùng đựng bằng bìa và các loại nhựa khác nhau. Ngoài ra, mỗi loại rác thải lại được thu gom theo quy định của từng ngày trong tuần. Công tác phân loại khoa học được thực hiện ngay tại nhà dân như vậy đã giúp cơ quan môi trường Nhật Bản tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức người trong quá trình xử lý rác thải.
Theo Viện quản lý rác thải nhựa, hơn 1/5 lượng rác thải nhựa đã tái chế tại Nhật Bản và phần lớn số rác thải nhựa còn lại được tái sử dụng như nguyên liệu đốt hoặc tổng hợp điện năng... Khoảng 10% rác thải được xử lý theo hình thức thiêu hủy và chưa gần 10% lượng rác thải nhựa được chôn vùi.
Theo tính toán của cơ quan bảo vệ môi trường quốc tế, mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ xuống biển, tương đương mỗi phút môi trường biển phải tiếp nhận lượng rác thải nhựa bằng một chiếc xe tải. Thông tin này là hồi chuông cảnh báo tình trạng rác thải nhựa đe dọa môi trường biển cũng như cuộc sống của con người. Hiện nhiều nước châu Âu khuyến nghị người dân hạn chế sử dụng các loại nhựa 1 lần sử dụng, đồng thời đưa ra các biện pháp áp thuế cao đối với các sản phẩm có bao bì đóng gói bằng nhựa sử dụng 1 lần.