Tàu chiến Nga, NATO đối đầu trên vùng biển Syria

Hiện có 8 tàu chiến của Nga đang đậu ngoài khơi bờ biển Syria, “đối đầu” với 7 tàu chiến khác của NATO – một nguồn tin quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/9 cho biết.


Có 3 tàu của Nga là tàu đổ bộ, dùng để vận chuyển vũ khí, trang bị kĩ thuật phục vụ cho chiến dịch quân sự tại Syria, thông qua quân cảng Tartus, nằm bên bờ Địa Trung Hải. 5 chiếc còn lại gồm có1 tàu khu trục tên lửa, một tàu tuần tra, 2 tàu hộ tống, một tàu chở dầu. Ở phía NATO, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ duy trì sự hiện diện lớn nhất, với 4 tàu chiến gần bờ biển Syria – 2 tàu hộ tống covertte, 1 tàu tuần tra và 1 tàu ngầm. Mỹ “đóng góp” một tàu khu trục tên lửa, một tàu chở dầu và Pháp có một tàu tuần dương.

Tàu đổ bộ Novocherkassk của Nga vượt eo Dardanelles (Thổ Nhĩ Kỳ) hôm 9/10 để tới vùng biển Syria. Ảnh: BGNews

Con số trên còn có thể tăng theo từng ngày, tùy theo những thay đổi về mức độ gia tăng hiện diện quân sự cùng với biến chuyển cán cân trên chiến trường Syria. Thế nhưng nó cho thấy một thực tế, đối đầu giữa quân đội Nga với NATO hiện nay không chỉ giới hạn ở trên bầu trời, mà còn mở ra cả hướng biển. Hôm 7/10, 4 tàu nhỏ của Nga đã phóng 26 tên lửa hành trình Kalibr-NK, tiêu diệt 11 mục tiêu khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria, mở ra một không gian mới cho cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm qua ở quốc gia Trung Đông này. Việc huy đội hạm tàu Caspi vào tác chiến cho thấy, muốn hiểu tường tận Nga chuẩn bị những kịch bản nào để hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad thì không thể chị dựa vào mức độ gia tăng hiện diện quân sự của Nga ở Syria. Tiềm lực quân sự của Nga đã vượt qua ngưỡng đó và Tổng thống Vladimir Putin sẽ không dễ từ bỏ sự hậu thuẫn dành cho ông Assad.

Sức mạnh của Liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu cũng đã được nâng cao, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý “mở cửa” căn cứ không quân chiến lược İncirlik, gia nhập đầy đủ vào các chiến dịch của liên minh. Mới nhất, cuối tuần trước chính quyền Ankara đã cho phép liên quân sử dụng căn cứ Diyarbakır cho các chiến dịch “tìm kiếm, cứu hộ”. Máy bay Nga tới Syria hầu hết là theo cung đường biển Caspi – Iran – Iraq, giống như hành trình bay của 26 tên lửa Kalibr-NK, với mục đích chính là nâng cao sức mạnh chiến đấu cho lực lượng phòng không, không quân Syria. Trong một nỗ lực khẩn cấp, căn cứ không quân ở Latakia và căn cứ hải quân ở Tartus đã được gấp rút cải tạo, nâng cấp, làm nơi đậu đỗ cho khoảng 34 máy bay chiến đấu của Nga, từ Su-30, Su-24, Su25 và Su-34. Ở mặt trận trên bộ, lực lượng của Iran cùng với các chiến binh dòng Shiite, các tay súng Hezbollah được cho là sẽ đảm trách nhiệm vụ chiến đấu sát cánh cùng quân đội Syria, dưới sự trợ giúp của hỏa lực đường không do Nga phát động.

Hướng biển sẽ lại là một điểm nóng mới. Nhiều tàu chiến của Nga đang di chuyển qua eo biển Bosphorus, Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều khả năng trên đường tới Địa Trung Hải, với đích cuối cùng là Syria và đó là lởi cảnh báo NATO cần phải tăng cường sức mạnh an ninh tập thể - Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon bày tỏ ngày 9/10. Phát biểu tại cuộc họp báo chung với đồng cấp người Mỹ Ashton Carter tại London, ông Fallon nói rằng NATO từ lâu đã nhận rõ sự hiện diện của Nga ở biên giới phía Tây, nhưng diễn biến một tuần qua cho thấy Nga lần đầu tiên gây sức ép với liên minh ở sườn phía nam. “Cho đến nay, tập trung lực lượng (của Nga) tại đông Địa Trung Hải cùng đoàn tàu chiến vượt qua eo Bosphorus thực sự gây quan ngại. Nhưng nó cũng là lời nhắc nhở NATO phải theo đuổi an ninh tập thể”.

Hoài Thanh (Theo Hurriyetdailynews, Turkish Weekly)
Nga, Mỹ chuẩn bị đàm phán về an toàn bay khi tham chiến tại Syria
Nga, Mỹ chuẩn bị đàm phán về an toàn bay khi tham chiến tại Syria

Mỹ và Nga đang chuẩn bị đàm phán về các biện pháp giúp không quân hai bên tránh những sự cố trên không khi tiến hành các cuộc không kích riêng rẽ chống lại nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tại Syria.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN