Quyết định trên được đưa ra sau khi kết quả nghiên cứu của Viện Sức khỏe Carlos III cho thấy việc sử dụng kết hợp hai loại vaccine nêu trên vừa an toàn vừa có hiệu quả phòng bệnh COVID-19. Tham gia nghiên cứu có khoảng 670 tình nguyện viên tuổi từ 18-59 được tiêm liều thứ nhất bằng vaccine AstraZeneca. Khoảng 450 liều vaccine của Pfizer/BioNTech đã được sử dụng trong thực nghiệm này. Kết quả cho thấy chỉ 1,7% số người tham gia có các tác dụng phụ như đau đầu, đau cơ và mệt mỏi. Bác sĩ Magdalena Campins -người đứng đầu nghiên cứu, khẳng định "đây không phải là những triệu chứng nghiêm trọng".
Khoảng 1,5 triệu người dưới 60 tuổi ở Tây Ban Nha đã được tiêm một mũi vaccine AstraZeneca trước khi chính phủ yêu cầu dừng sử dụng vaccine này cho nhóm đối tượng này do lo ngại hiện tượng đông máu sau tiêm.
* Cùng ngày 18/5, Lực lượng đặc nhiệm chống dịch COVID-19 của Bahrain thông báo nước này sẽ tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi bằng vaccine của Pfizer/BioNTech.
Bộ Y tế Bahrain đưa ra quyết định trên dựa theo các khuyến nghị của Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ.
Cho đến nay, Bahrain đã cấp phép sử dụng 6 loại vaccine ngừa COVID-19 gồm Sinopharm (Trung Quốc), Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Johnson & Johnson (Mỹ), Sputnik và Sputnik-Light (Nga).
Thống kê cho thấy Bahrain, cùng với Israel, là những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thuộc hàng cao nhất thế giới. Theo hãng tin Reuters, đến nay hơn 700.000 người tại Bahrain, tức 50% dân số quốc gia vùng Vịnh này, được tiêm cả hai liều vaccine thuộc nhiều loại khác nhau.