Ngày 25/9, nhóm thanh sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) đang thực hiện nhiệm vụ điều tra cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria quay lại quốc gia Trung Đông này để hoàn tất quá trình điều tra. Các chuyên gia vũ khí LHQ điều tra tại địa điểm được cho là đã xảy ra vụ tấn công bằng khí độc tại Ghouta, ngoại ô Damascus, ngày 29/8/2013. Ảnh: AFP/TTXVN |
Phát ngôn viên LHQ Martin Nesirky nêu rõ nhiệm vụ lần này của các thanh sát viên chỉ nhằm làm rõ cáo buộc đáng tin cậy liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học chứ không bao gồm việc thu thập thông tin về các kho vũ khí người chết trên. Như vậy, nhiệm vụ các của thanh sát viên sẽ không trùng với trách nhiệm của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) khi cơ quan này đảm nhận công tác xác minh quá trình đánh giá và tiêu hủy các kho vũ khí hóa học. Trước đó, Syria đã hoàn tất các giấy tờ cần thiết để gia nhập OPCW.
Nhóm thanh sát viên, đứng đầu là chuyên gia người Thụy Điển Aake Sellstroem, được thành lập vào tháng 3 vừa qua với tên gọi Sứ mệnh Điều tra cáo buộc của việc sử dụng vũ khí hóa học tại CH Arập Syria. Thành viên của nhóm này bao gồm các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế thế giới và OPCW, đã đến Syria hồi tháng trước.
Trong thời gian đó, nhóm đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục và rõ ràng rằng khí sarin đã được sử dụng trong vụ tấn công hồi 21/8 vừa qua tại khu vực Ghouta, thuộc ngoại ô thủ đô Damascus, khiến hàng trăm người thiệt mạng.
* Pháp kêu gọi LHQ có biện pháp cứng rắn với Syria Trong khi đó, tại kỳ họp của Đại Hội đồng (ĐHĐ) LHQ lần thứ tại New York, vấn đề Syria vẫn là trọng tâm của chương trình nghị sự. Tổng thống Pháp Francois Hollande nêu rõ Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ cần có những biện pháp "cưỡng ép" nếu Syria không giao nộp kho vũ khí hóa học.
Phát biểu tại ĐHĐ ngày 24/9, nhà lãnh đạo Pháp cho rằng một nghị quyết đang được các nước đang thảo luận phải cho thấy được các biện pháp "ép buộc" theo Chương VII của Hiến chương LHQ và những kẻ tiến hành cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria phải bị trừng phạt.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã có cuộc gặp với Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon bên lề kỳ họp của ĐHĐ LHQ, thảo luận tình hình Syria. Hai bên cùng nhất trí về vai trò của LHQ trong vấn đề vũ khí hóa học đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của một giải pháp chính trị đối với Damascus.
Trong khi các nước liên quan đang cố gằng tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột tại Syria, các thủ lĩnh đối lập Syria tuyên bố không đồng tình với Mỹ về việc không thể triển khai một vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào Chính quyền Damascus, đồng thời hối thúc Washington cam kết ủng hộ lực lượng này.
Dẫn đầu phái đoàn 4 thành viên đối lập Syria, ông Ahmad Jarba đã có cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bên lề cuộc họp ĐHĐ LHQ. Cuộc thảo luận giữa Ngoại trưởng Mỹ và phe đối lập Syria cũng tập trung vào việc chuẩn bị cho hội nghị hòa bình Geneva 2.
TTXVN/Tin tức