Siêu trăng xảy ra khi Mặt Trăng vào thời kỳ trăng tròn với điểm gần với Trái Đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó. Với khoảng cách đó, Mặt Trăng sẽ trông lớn 14% và sáng hơn 30% so với bình thường.
Tại Việt Nam, người dân đã được chứng kiến hiện tượng siêu trăng đạt điểm gần Trái Đất nhất vào 16h ngày13/7. Sau 9 giờ phút, Mặt Trăng đạt được độ tròn tuyệt đối, tương đương vào lúc 1h ngày 14/7 (giờ Việt Nam).
Trăng tròn tháng 7 được các bộ tộc Mỹ bản địa gọi là Trăng Hươu vì trong thời gian này, hươu đực sẽ bắt đầu mọc sừng. Mùa trăng này cũng còn được biết đến với cái tên Trăng Sấm Sét hoặc Trăng Rơm. Đây cũng là siêu trăng thứ hai trong tổng số 3 siêu trăng trong năm 2022. Lần siêu trăng đầu tiên của năm 2022 diễn ra vào ngày 14/6, được biết đến với tên gọi Trăng Dâu. Lần siêu trăng thứ ba sẽ diễn ra vào ngày 12/8 tới (tức rằm tháng 7 Âm lịch).
Thuật ngữ siêu trăng được đề cập lần đầu tiên vào năm 1979 khi đó nhà thiên văn học Richard Nolle cho rằng siêu trăng có thể hiểu là trăng mới hoặc trăng tròn xảy ra khi Mặt Trăng nằm gần với Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó. Một cách khác để xác định siêu trăng khi nó nằm trong khoảng 90% của khoảng cách từ vị trí hiện tại đến Trái Đất. Mãi đến sau năm 2011, thuật ngữ này mới trở nên phổ biến trong giới học thuật và những người yêu thích thiên văn học.
Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo hình Oval. Khi Mặt Trăng di chuyển đến vị trí gần Trái Đất nhất (cực cận), chúng ta nhận được hình ảnh Mặt Trăng từ Trái Đất có kích thước lớn hơn.