Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận 81.154.960 ca mắc và 993.044 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận số ca mắc nhiều thứ hai thế giới, với 42.987.875 ca. Tuy nhiên, Brazil có số ca tử vong cao thứ hai thế giới, với 654.612 ca. Trong 10 quốc gia có số ca mắc cao nhất, 7 quốc gia còn lại là các nước châu Âu, gồm Pháp (23.1.279 ca), Anh (19.530.485 ca), Nga (17.290.197 ca), tiếp đó là Đức và Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt là 17.007.843 ca và 14.513.774 ca, Italy ghi nhận 13.2.459 ca và Tây Ban Nha có 11.223.974 ca.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 164,3 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 124,9 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 95,6 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ trên 55,1 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,6 triệu ca và châu Đại Dương trên 4,1 triệu ca nhiễm.
Hàn Quốc đang chật vật đối phó làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron khi số ca mắc mới theo ngày vượt 0.000 ca. Cụ thể, ngày 12/3, nước này ghi nhận 3.665 ca mắc mới, trong đó có 3.590 ca lây nhiễm trong nước. Đây là số ca mắc mới theo ngày cao nhất được ghi nhận kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Số ca mắc COVID-19 tại Hàn Quốc đã lên tới 6 triệu ca, tăng 1 triệu ca chỉ trong 3 ngày. Nước này cũng ghi nhận thêm 269 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi vì COVID-19 lên 10.144 người, tỷ lệ tử vong là 0,16%.
Giới chức y tế Hàn Quốc dự đoán nước này sẽ đạt đỉnh dịch trong tuần tới. Chính phủ cũng đang có kế hoạch sửa đổi hệ thống điều trị hiện tại cho bệnh nhân COVID-19 để tận dụng tốt hơn các nguồn y tế khan hiếm. Bắt đầu từ tuần tới, những bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện với các triệu chứng nhẹ sẽ có thể được điều trị tại các bệnh viện đa khoa. Kết quả từ các xét nghiệm kháng nguyên nhanh do các tổ chức y tế thực hiện cũng sẽ được chấp nhận trong việc chính thức xác nhận ca mắc COVID-19.
Trong khi đó, Bộ Y tế Campuchia đã thông báo giảm giá thuốc Molnatris - một loại thuốc chứa hoạt chất kháng virus molnupiravir sử dụng trong điều trị COVID-19 cho người trưởng thành, mắc bệnh ở thể nhẹ và trung bình. Cụ thể, từ ngày 14/3 tới, thuốc Molnatris (dạng viên chứa molnupiravir 200 mg) sẽ được nhóm quản lý, phân phối và cung ứng biệt dược điều trị COVID-19 của Bộ Y tế Campuchia phân phối với mức giá mới là 50 USD/hộp. Một người dân có thể mua trực tiếp từ 1-10 hộp cùng lúc. Trong khi các bệnh viện, phòng khám chữa bệnh, nhà thuốc có thể đặt mua từ 10-100 hộp và bán lại cho người bệnh với giá 60 USD/hộp (nếu bán cao hơn mức này sẽ bị xử phạt).
Tương tự, Trung Quốc đã cấp phép lưu hành 5 bộ xét nghiệm kháng nguyên của 5 công ty sản xuất thiết bị y tế, phục vụ nhu cầu tự xét nghiệm của người dân trong bối cảnh biến thể Omicron đang có dấu hiệu lây lan tại quốc gia đông dân nhất thế giới này. Theo thông báo, 5 bộ xét nghiệm kháng nguyên được cấp phép lưu hành của 5 công ty gồm các công ty công nghệ sinh học Beijing Huaketai, Nanjing Vazyme, Guangzhou Wondfo, công ty công nghệ sinh học Beijing Jinwofu và chi nhánh BGI Genomics cùng công ty công nghệ dược phẩm Shenzhen Huada Yinyuan. Trung Quốc sẽ cho phép người dân mua các bộ xét nghiệm COVID-19 trực tiếp tại cửa hàng hoặc trực tuyến. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho phép điều này kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trong hơn 2 năm qua.
Tại Australia, chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison đang thảo luận về việc chuyển sang giai đoạn tiếp theo trong kế hoạch ứng phó đại dịch COVID-19. Theo Thủ tướng Morrison, các nhà chức trách Australia muốn bỏ yêu cầu cách ly đối với những người tiếp xúc gần ca bệnh và vấn đề này sẽ cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Thủ tướng Morrison cho biết các quy định cách ly đang gây nhiều khó khăn cho giới doanh nghiệp Australia. Hiện nay, Australia đang ở Giai đoạn D, có thể sống chung với COVID-19 như dịch cúm. Theo ông, các bang Tây Australia và Lãnh thổ phía Bắc sẽ thực hiện giai đoạn sau các khu vực khác một tháng. Trong khi đó, các quan chức y tế bang New South Wales - bang đông dân nhất Australia - cảnh báo về sự gia tăng của dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron - hay còn được gọi là "Omicron tàng hình" - có thể làm tăng gấp đôi số ca nhiễm mới mỗi ngày.
Các chuyên gia y tế cộng đồng thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động thảo luận về các tiêu chí đánh giá và thời điểm có thể tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do dịch COVID-19. Đây được coi là cột mốc quan trọng sau hơn hai năm đại dịch này bùng phát và hoành hành trên thế giới. WHO cho biết: “Ủy ban Khẩn cấp quy định y tế quốc tế về COVID-19 đang xem xét những tiêu chí cần thiết để tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng được quốc tế quan tâm". Quyết định quan trọng này - nếu được đưa ra - không chỉ là một dấu mốc mang ý nghĩa lớn, mà chắc chắn sẽ tác động đến nhiều chính sách y tế cộng đồng. Tuy nhiên, WHO cũng thừa nhận rằng "ở thời điểm hiện tại, chúng ta chưa đạt đến mức đó”.
Theo WHO, trong tuần qua thế giới đã có thêm 10 triệu ca mắc COVID-19 và 52.000 trường hợp tử vong do căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng ngay cả khi các trường hợp mắc COVID-19 giảm xuống mức thấp hơn, dịch bệnh này vẫn có khả năng gây ra hàng nghìn ca tử vong mỗi năm, không giống như những căn bệnh khác như sốt rét và lao. Ngoài ra, vẫn không thể dự đoán được liệu có xuất hiện thêm những biến thể mới, nguy hiểm hơn hay không.
Theo WHO, quyết định về việc tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu về COVID-19 sẽ do Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra, sau khi tham vấn kỹ lưỡng với các chuyên gia.