Thế giới ghi nhận trên 39, triệu ca mắc COVID-19

Theo trang worldometers.info, tính đến 22h ngày 17/10 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 39, triệu ca bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.110.536 ca tử vong. Hơn 29,71 triệu bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi và còn hơn 8,86 triệu ca đang điều trị.

Một số quốc gia điểm nóng dịch bệnh của Đông Nam Á như Indonesia, Philippines và Malaysia vẫn ghi nhận những diễn biến phức tạp. Bộ Y tế Malaysia thông báo quốc gia này ghi nhận 869 ca nhiễm mới, vượt mức cao nhất từng được ghi nhận trước đó vào ngày 6/10 (với 691 ca).

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN

Bang Sabah là địa phương có số ca nhiễm mới cao nhất - 451 ca, tiếp đó là các bang Penang, Selangor lần lượt có 189 và 159 ca nhiễm trong khi Kuala Lumpur và Putrajaya ghi nhận lần lượt 15 và 2 ca nhiễm mới. Tính với nay, Malaysia có tổng cộng 19.627 ca mắc COVID-19.

Indonesia cũng ghi nhận 4.301 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 357.762 ca. Trong khi đó, tổng số ca tử vong vì dịch bệnh tại Indonesia cũng đã tăng thêm 84 ca lên mức 12.431. Indonesia hiện là quốc gia có tổng số ca bệnh và tử vong vì COVID-19 cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Philippines - quốc gia chịu tác động dịch bệnh nghiêm trọng thứ hai trong khu vực- tiếp tục ghi nhận thêm 2.673 ca mắc mới, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia này lên là 354.3 ca. Trong khi đó, số ca tử vong vì dịch bệnh tại quốc gia này cũng tăng lên mức 6.603 ca, cao hơn 73 ca so với một ngày trước đó. 

Tại Trung Đông, tổng số ca tử vong vì dịch bệnh tại Iran đã vượt ngưỡng 30.000 lên 30.123 ca sau khi ghi nhận thêm 253 ca tử vong trong 24 giờ qua. Thủ đô Tehran và 4 thành phố lớn của Iran hầu như đã được đặt trong tình trạng phong tỏa kể từ ngày 14/10 vừa qua và hầu hết các địa điểm công cộng ở thủ đô đã đóng cửa từ ngày 3/10. Iran cũng ghi nhận 4.103 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh ghi nhận tại quốc gia này trong suốt 8 tháng qua lên mức 526.490 ca  

Trong khi đó, tổng số ca bệnh tại Nam Phi - quốc gia chịu tác động nặng nề nhất tại châu Phi - cũng vượt ngưỡng 700.000 ca sau khi ghi nhận thêm 2.109 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Tổng số ca tử vong cũng tăng thêm 61 ca lên mức 18.370. Hiện số ca bệnh tại Nam Phi chiếm 43% tổng số ca bệnh trên toàn châu lục.

Trung bình số ca mắc mới mỗi tuần tại Nam Phi trong tháng qua tăng nhẹ khoảng 2%, thấp hơn mức trung bình toàn châu lục là 7% trong cùng giai đoạn. Nam Phi từng trải qua thời kỳ đỉnh dịch trong giai đoạn giữa tháng 7 và tháng 8 khi số ca mắc mới mỗi ngày trung bình khoảng 12.000 ca. Dù dần nới lỏng các biện pháp hạn chế, giới chức Nam Phi vẫn khuyến khích người dân đề cao cảnh giác khi nguy cơ làn sóng dịch bệnh thứ hai vẫn thường trực.

Tại châu Âu, ngày 17/10, thêm hàng triệu người dân tại châu lục này bắt đầu thực hiện các biện pháp hạn chế mới nhằm kiềm chế dịch bệnh lây lan. Thủ đô Paris và nhiều thành phố lớn khác của Pháp hiện đang áp dụng lệnh giới nghiêm từ 23h hôm trước tới 6h sáng hôm sau, có hiệu lực ít nhất 1 tháng. Trong khi đó, xứ Englangcủa Anh cũng cấm các gia đình tổ chức tụ tập và vùng Lombardy giàu có ở miền Bắc Italy cũng áp dụng các biện pháp hạn chế mới.

Chú thích ảnh
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại Midrand, Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN

Châu Âu đang đương đầu với làn sóng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thứ hai được cho là khắc nghiệt hơn khi mùa Đông cận kề. Các quốc gia Trung Âu - vốn từng kiềm chế hiệu quả làn sóng dịch bệnh thứ nhất - nay phải chứng kiến số ca mắc mới mỗi ngày một gia tăng nhanh chóng.

Ngày 17/10, lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Áo, số ca mắc mới trong ngày được ghi nhận tại quốc gia này đã vượt mức 2.000 ca lên 2.317 ca/ngày. Trong thời kỳ đỉnh điểm của đợt dịch bệnh đầu tiên hồi tháng 3, số ca nhiễm mới trong 24 giờ tại Áo là 1.050 ca. Theo thống kê của worldometers.info, Áo hiện ghi nhận tổng cộng 61.7 ca mắc bệnh, trong đó có 882 ca tử vong, trên tổng số 8,8 triệu dân.

Bộ Y tế CH Séc thông báo quốc gia này ghi nhận 11.105 ca mắc mới trong 24 giờ trước đó. Đây cũng là số ca mắc mới trong ngày cao nhất từng được ghi nhận kể từ khi dịch xuất hiện tại quốc gia này. Tổng số ca mắc bệnh được ghi nhận tại CH Séc hiện đã lên tới 160.112 ca. Ba Lan cũng thông báo ghi nhận 9.622 ca mắc mới trong 24 giờ qua, mức cao mới trong báo cáo số ca bệnh mỗi ngày tại quốc gia này. Ba Lan từng là một trong những quốc gia kiềm chế hiệu quả dịch bệnh trong làn sóng thứ nhất, nhưng những tuần gần đây cũng ghi nhận số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 tăng nhanh mỗi ngày. Hiện Ba Lan ghi nhận tổng cộng 167.230 ca bệnh, trong đó có 3.524 ca tử vong.

Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi người dân hạn chế tối đa các hoạt động tiếp xúc xã hội và đi lại, nâng cao ý thức phòng dịch cá nhân sau khi chính quyền các bang và liên bang cuối cùng cũng đạt được nhất trí về các biện pháp kiềm chế làn sóng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp thứ hai tại quốc gia này. Bà kêu gọi người dân bằng mọi cách ngăn chặn kịch bản virus lây lan mất kiểm soát.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết Berlin sẵn sàng hỗ trợ và tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 đến từ những nước thành viên EU có số ca nhiễm tăng mạnh. Ông cho biết với hệ thống cảnh báo sớm mới tốt hơn so với hồi đầu năm, Đức hiện có thể ứng phó với dịch bệnh nguy hiểm này tốt hơn so với nhiều nước trong khu vực. Do đó, Đức muốn thể hiện sự đoàn kết với các nước thành viên EU trong cuộc chiến chống COVID-19, đặc biệt trong thời điểm khó khăn sắp tới.

Tại Anh, giáo sư John Bell, cố vấn chương trình xét nghiệm dịch COVID-19 của Chính phủ Anh, cho rằng nước này nên áp dụng một lệnh phong tỏa toàn quốc trong thời gian ngắn khi mà vùng England đang chứng kiến mức lây nhiễm đáng báo động. Trước đó, ngày 16/10, Thủ tướng Johnson cũng tái khẳng định tin tưởng các biện pháp cấp địa phương sẽ hiệu quả hơn việc phong tỏa toàn quốc.

Tại châu Mỹ, hơn 1.000 chuyên gia và cựu chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã cùng ký vào một lá thư ngỏ, trong đó bày tỏ sự thất vọng về cách nước Mỹ ứng phó với đại dịch, đồng thời kêu gọi CDC đóng vai trò trung tâm hơn nữa trong nỗ lực đẩy lùi đại dịch.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Stuttgart, Đức, ngày 13/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Bức thư ngỏ cảnh báo sự thiếu vắng vai trò lãnh đạo ở cấp quốc gia trong đối phó với đại dịch COVID-19 đã ở mức “chưa từng có và hết sức nguy hiểm”. Các chuyên gia cho rằng CDC cần là cơ quan ở tuyến đầu ứng phó hiệu quả với đại dịch. Cựu Giám đốc CDC dưới thời Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush, ông Jeffrey Koplan, và cựu Giám đốc CDC dưới thời Tổng thống Barack Obama, ông Tom Frieden, cũng ký tên trong lá thư ngỏ.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres cho rằng một thế giới chia rẽ đã cản trở cuộc chiến chống đại dịch đồng thời cảnh báo cần phối hợp hành động để ngăn chặn nguy cơ hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói.

Phát biểu với hãng tin Lusa của Ba Lan, đại dịch COVID-19 đặt ra một thách thức toàn cầu to lớn đối với toàn thể cộng đồng quốc tế, với chủ nghĩa đa phương và cả với bản thân ông, trên cương vị TTK LHQ. Ông cũng lấy làm tiếc khi thời gian qua thế giới vẫn chưa đáp ứng được phép thử này và nếu không có các biện pháp phối hợp thì "một con siêu virus sẽ đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo khó và gây ra nhiều tác động kinh tế nghiêm trọng trong nhiều năm tới".

Lê Ánh (TTXVN)
 EU thống nhất tiêu chí chung trong kiểm soát dịch bệnh COVID-19
EU thống nhất tiêu chí chung trong kiểm soát dịch bệnh COVID-19

Trước diễn biến đáng quan ngại của đại dịch COVID-19 ở châu Âu, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất một số tiêu chí chung trong việc kiểm soát đi lại và du lịch nội khối nhằm hạn chế đà lây lan của dịch bệnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN