Thế giới ghi nhận trên ,8 triệu ca mắc, khoảng 1,1 triệu ca tử vong do COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến gần 22h ngày 15/10 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng .847.804 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.098.414 ca tử vong. Số bệnh nhân hồi phục hiện nay là 29.183.690 người.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ, ngày 12/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ đang là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với 8.162.519 ca nhiễm và 222.055 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 7.311.088 ca nhiễm và 111.348 ca tử vong, và Brazil với 5.141.498 ca nhiễm và 151.779 ca tử vong.

Tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Âu và châu Á. 

Tại châu Âu, một số nước có số ca nhiễm mới và tử vong tăng cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể, Ba Lan ghi nhận thêm 8.099 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua nâng tổng số ca mắc lên 149.903 ca với 3.308 ca tử vong. Đây cũng là ngày thứ 2 liên tiếp số ca mắc mới tại quốc gia triệu dân này tăng cao nhất từ trước đến nay; Hà Lan ghi nhận thêm 7.791 ca nhiễm mới, số ca nhiễm trong ngày cao nhất  kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này;  Séc đã ghi nhận thêm 9.544 ca nhiễm mới, mức cao kỷ lục mới tính theo ngày kể từ khi dịch bệnh xuất hiện vào tháng 3 năm nay;  Đức ghi nhận 6.6 ca nhiễm mới, số ca nhiễm mới cao nhất ghi nhận trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại nước này. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại Đức tính đến nay là 341.223 ca, trong đó có 9.710 ca tử vong;  Nga có thêm 13.754 ca nhiễm và 286 ca tử vong trong 24 giờ qua. Đây là ngày Nga ghi nhận số ca tử vong cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 23.491 ca trong tổng số 1.354.163 ca nhiễm.

Nhiều nước khác ở châu Âu vẫn ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới như Slovakia (1.929 ca), Croatia (793 ca), Slovenia (745 ca)... 

Chú thích ảnh
Nhân viên cứu hỏa mặc trang phục bảo hộ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Montpellier, Pháp ngày 14/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Mặc dù số ca mắc COVID-19 đang tăng vọt tại châu Âu gây ra “mối lo ngại lớn”, song Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu - ông Hans Kluge, cho rằng tình hình này vẫn tích cực hơn so với giai đoạn đỉnh dịch hồi tháng 4 năm nay. Theo ông Kluge, COVID-19 hiện là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 5 với số ca không qua khỏi lên tới hơn 1.000 ca/ngày.

Trong khi đó, Ireland thông báo sẽ tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, đồng thời công bố một loạt quy định mới siết chặt các hoạt động qua lại dọc biên giới với khu vực Bắc Ireland thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh.    

Các biện pháp mới nói trên chính thức có hiệu lực kể từ 23h giờ GMT ngày 15/10 (6h sáng 16/10 - giờ Việt Nam) và sẽ được áp dụng tại 3 hạt biên giới gồm Donegal, Monaghan và Cavan với khoảng 300.000 cư dân. Theo đó, các cơ sở kinh doanh không thiết yếu cùng các trung tâm giải trí, phòng tập thể thao và các bể bơi đều phải đóng cửa. Những người làm việc trong các lĩnh vực không thiết yếu phải chuyển sang chế độ làm việc từ xa. Ngoài ra, Ireland cũng thông báo lệnh cấm các gia đình trực tiếp gặp và thăm hỏi lẫn nhau trên toàn lãnh thổ. Số ca tử vong do COVID-19 tại Ireland thường chỉ ở mức một con số sau khi ghi nhận mức cao nhất 77 ca hồi tháng 4 năm nay, nhưng quốc gia châu Âu này đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm. Chỉ riêng trong ngày 14/10, Ireland ghi nhận 1.095 ca mới mắc COVID-19 và đây là số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày tại nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Tại châu Á, Indonesia lại trở thành điểm nóng khi đã vượt Philippines trở thành quốc gia ghi nhận số ca mắc cao nhất khu vực.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia ngày 9/10/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Cụ thể, Indonesia đã ghi nhận thêm 4.411 ca nhiễm mới và 112 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 349.160 ca và 12.2 ca tử vong. Trong khi đó, Philippines có thêm 2.261 ca mắc và 50 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và ca tử vong tại nước này hiện lần lượt là 348.698 ca và 6.497 ca. Bangladesh có thêm 1.600 ca nhiễm mới và 15 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 4.559 ca và 5.608 ca tử vong. 

Trong khi đó, Nhật Bản đang cân nhắc hạ mức cảnh báo đi lại vốn được áp đặt đối với tất cả các nước và khu vực nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

Theo một quan chức cấp cao Nhật Bản, trong thời gian gần đây, đã có thêm các chuyến bay quốc tế được nối lại, trong khi các biện pháp kiểm soát biên giới tại các nước cũng đã được nới lỏng. Do đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản có thể hạ mức cảnh báo đi lại xuống cấp độ 1 hoặc có thể dỡ bỏ hoàn toàn đối với các cảnh báo được ban hành do bất ổn chính trị hay các lý do khác. Tuy nhiên, đối với các cảnh báo đi lại cụ thể về bệnh truyền nhiễm, 159 nước và khu vực vẫn đang được áp dụng mức cảnh báo cấp độ 3. Bộ trên dự kiến sẽ hạ mức cảnh báo xuống 1 bậc đối với Việt Nam và các nước khác có số ca mắc COVID-19 thấp.

Tại khu vực Trung Đông, Iran thông báo có thêm 4.616 ca nhiễm mới và 256 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 517.835 ca, trong đó 29.605 ca tử vong.
Còn tại Israel, Chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm công dân đáp chuyến bay ra nước ngoài như một phần kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc.

Cụ thể, kể từ ngày 16/10, sắc lệnh khẩn cấp hạn chế vào sân bay đối với những người không đáp ứng các tiêu chí cụ thể sẽ bị hủy bỏ. Lệnh cấm này là một phần trong các biện pháp hạn chế được bổ sung từ ngày 25/9 nhằm siết chặt lệnh phong tỏa. Trước đó, chính phủ chỉ cho phép những người mua vé máy bay trước ngày 25/9 được đáp các chuyến bay. 

Israel đã ghi nhận gần 300.000 ca nhiễm và hơn 2.000 ca tử vong do dịch COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc mới đã giảm mạnh, với 2.000 ca mắc mới được ghi nhận trong ngày 14/10, so với con số hơn 7.500 ca được ghi nhận trước khi lệnh cấm trên được ban hành.

Minh Châu (TTXVN)
EC cảnh báo nhiều thành viên chưa sẵn sàng đối phó với đợt dịch COVID-19 mới
EC cảnh báo nhiều thành viên chưa sẵn sàng đối phó với đợt dịch COVID-19 mới

Ngày 15/10, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo chính phủ nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chưa sẵn sàng cho cuộc chiến chống đợt lây nhiễm mới của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN