Thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động

Ngày Quốc lế Lao động (1/5), biểu tình đã diễn ra ở nhiều nước đòi cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm quyền lợi, lợi ích chính đáng của người lao động.

Khoảng 30.000 người dân Hàn Quốc tham gia tuần hành tại thủ đô Seoul ngày 1/5, phản đối dự luật lao động cải cách của Chính phủ và yêu cầu tăng lương tối thiểu. Ảnh: AFP/TTXVN

Các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc lế Lao động (1/5) đã diễn ra tại nhiều nước trên thế giới. Đây sự kiện có ý nghĩa lớn nhằm bảo vệ và tôn vinh các lợi ích chính đáng của người lao động. Cũng trong ngày này, biểu tình đã diễn ra ở nhiều nước đòi cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm quyền lợi, lợi ích chính đáng của người lao động.

Tại Hàn Quốc, hàng chục nghìn người Hàn Quốc đã tham gia cuộc biểu tình nhân Ngày Quốc tế Lao động để phản đối các biện pháp cải cách lao động mà chính phủ đang xúc tiến thực hiện, đồng thời kêu gọi tăng mức lương tối thiểu.

Liên hiệp Công đoàn Hàn Quốc (FKTU) cho biết khoảng 30.000 người lao động thuộc công đoàn đã tham gia biểu tình. Các nhà hoạt động cho rằng dự luật do Tổng thống Park Geun Hye và đảng Saenuri (Thế giới mới) theo đường lối bảo thủ của bà sẽ tạo điều kiện cho các công ty sa thải người lao động. Nhiều người biểu tình đã kêu gọi tăng lương tối thiểu từ 6.030 won/giờ (5,26 USD) lên 10.000 won/giờ (8,73 USD).

Một cuộc biểu tình khác với sự tham gia của hàng nghìn người lao động cũng đã diễn ra tại nơi khác ở trung tâm thủ đô Seoul nhằm yêu cầu bỏ dự luật cải cách lao động và giảm thời gian làm việc. Hiện Hàn Quốc là quốc gia có thời gian làm việc dài nhất thế giới với 2.124 giờ/năm, cao hơn nhiều so với thời gian trung bình của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 1.770 giờ. Cảnh sát cho biết đã triển khai 10.000 nhân viên song không có đụng độ nào xảy ra.
Cùng ngày, hàng nghìn người lao động Campuchia đã xuống đường kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, đồng thời kêu gọi tăng lượng và cải thiện điều kiện làm việc.

Người lao động Campuchia tham gia tuần hành ở Phnom Penh ngày 1/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Những người tuần hành, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực may mặc và sản xuất giày dép, đã mang biểu ngữ và diễu hành đến Quốc hội để nộp kiến nghị. Chủ tịch Liên đoàn Lao động Campuchia Ath Thorn, người dẫn đầu đoàn tuần hành, nêu rõ: "Kiến nghị của chúng tôi là kêu gọi chính phủ tăng lương tối thiểu cho công nhân ngành may mặc và sản xuất giày dép lên 207 USD/tháng". Hiện mức lương tối thiểu cho lao động ngành này là 140 USD/tháng.

Ngành công nghiệp may mặc và sản xuất giày dép trị giá 7 tỷ USD này là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Campuchia. Theo thống kê, Campuchia có khoảng 754.000 lao động đang làm việc tại 1.007 nhà máy của ngành này.

Nhân Ngày Quốc tế Lao động, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tới thăm cảng Sihanoukville, tại tỉnh ven biển Preah Sihanouk. Tại đây, ông đã gặp gỡ hơn 1.300 công nhân đang làm việc tại cảng này.

Cách đây 130 năm, vào ngày 1/5/1886, khoảng 40.000 người tham gia cuộc bãi công đầu tiên tại thành phố Chicago nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... gây nên sự kiện thảm sát Haymarket năm 1886 tại Chicago, Mỹ. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Từ đó, ngày 1/5 được chọn là Ngày Quốc tế Lao động.

TTXVN/Tin Tức
Ngày Quốc tế Lao động ra đời như thế nào?
Ngày Quốc tế Lao động ra đời như thế nào?

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày Lễ tài nhiều quốc gia, dành để tôn vinh lao động và tăng cường đoàn kết giai cấp công nhân trên thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN