Báo cáo do Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) và Trung tâm giám sát thuốc và dược phẩm bổ sung của châu Âu (EMCDDA) đưa ra. Theo đó, trong năm 2020, lượng cocaine cao kỷ lục (214,6 tấn) đã được thu giữ trong các nước EU, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo cáo nhấn mạnh EU đang phải đối mặt với "mối đe dọa ngày càng lớn từ thị trường dược phẩm nhộn nhịp và đa dạng hơn, dựa trên hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức tội phạm quốc tế và trong EU".
Giám đốc EMCDDA Alexis Goosdeel cho biết bản chất mới của thị trường này dẫn tới "dược phẩm sẵn có ở mức cao, bạo lực và tham nhũng gia tăng và các vấn đề sức khỏe ngày một xấu đi".
Những gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra không ảnh hưởng lớn đến thị trường này và lượng cocaine buôn lậu qua đường biển tiếp tục ở mức cao như trước năm 2019. Thị trường cocaine - loại thuốc được tiêu thụ nhiều thứ hai trong EU sau cần sa - ước tính trị giá 10,5 tỷ euro (11 tỷ USD) trong năm 2020. Ước tính 14 triệu người trưởng thành từ 15-65 tuổi trong EU đã dùng chất này, dưới dạng bột trắng hoặc bánh. Hầu hết lượng cocaine bị cảnh sát bắt giữ năm 2020 là ở Bỉ, Hà Lan và Tây Ban Nha.
Báo cáo cũng cho biết methamphetamine, loại ma túy tổng hợp được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, cũng đang là mối đe dọa lớn.
Từ năm 2010-2020, lượng methamphetamine bị thu giữ tại EU đã tăng lên gấp đôi, trong khi riêng năm 2020, con số này tăng 477% lên 2,2 tấn.
Trước đây, việc sản xuất methamphetamine tại châu Âu diễn ra ở các phòng thí nghiệm nhỏ bí mật ở CH Séc và các nước láng giềng, nhưng giờ đây việc này diễn ra ở các phòng thí nghiệm quy mô công nghiệp ở Hà Lan và Bỉ. Hậu quả của loại ma túy này đối với sức khỏe bao gồm "nhiễm độc nặng, loạn thần, sử dụng nhiều loại thuốc và tử vong".