Tờ New York Times đưa tin hiện tượng trên xảy ra vào khoảng 10 giờ đêm 28/2. Toàn bộ sự việc đã được người dân và các máy quay an ninh ở Manchester, Cardiff, Honiton, Bath, Midsomer Norton và Milton Keynes ghi lại.
Tia sáng chói lóa được phát ra khi một thiên thạch từ vũ trụ đi vào bầu khí quyển của Trái đất và bắt đầu bốc cháy. Thiên thạch này đã tạo thành quả cầu lửa lớn trong lúc bay qua bầu trời rồi biến mất. (Xem video dưới đây. Nguồn: Guardian)
Một nhân chứng đã mô tả trên mạng xã hội Twitter về một “tia sáng lớn” nổ tung thành các tia lửa màu da cam, trông giống như một quả pháo hoa khổng lồ.
Ông Richard Kacerek, nhà sáng lập nhóm theo dõi thiên thạch nghiệp dư UK Meteor New, cho biết đối với các nhà thiên văn không chuyên, cảnh tượng thiên thạch vụt qua bầu trời không phải hiếm gặp. Hiện tượng này vẫn xảy ra 3 – 4 lần mỗi năm.
Vào thời điểm này trong năm, trăng tròn khiến thiên thạch trở nên khó quan sát hơn. Tuy nhiên, sự việc xảy ra đêm 28/2 lại là ngoại lệ. Đó là một thiên thạch rất sáng, thậm chí sáng trội hơn cả Mặt trăng.