Ngoài ra, nguồn tin cũng cho hay lực lượng Taliban sẽ đề nghị Qatar hỗ trợ kỹ thuật trong việc vận hành sân bay Kabul.
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được đề nghị từ Taliban về việc vận hành sân bay tại Kabul, song Ankara vẫn chưa xem xét vấn đề này.
Cũng liên quan tới các vấn đề xung quanh sân bay Kabul, các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang vật lộn để đảm bảo cho cửa ngõ chính của Afghanistan là sân bay Kabul luôn mở cửa đón các chuyến bay viện trợ nhân đạo khẩn cấp vào tuần tới khi NATO chấm dứt các cầu hàng không sơ tán và chuyển giao cho Taliban.
Sân bay Kabul, cầu nối sinh mệnh cho hàng nghìn người dân sơ tán chạy khỏi Afghanistan trong 2 tuần vừa qua và tiếp nhận viện trợ nhằm giảm bớt tác động của hạn hán và xung đột, đã hứng chịu một vụ tấn công đẫm máu bên ngoài các cổng vào sân bay hôm 26/8.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố đã có các cuộc tiếp xúc trong những ngày gần đây với đại diện của Taliban tại Kabul và Doha nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sơ tán hiện nay của nước này ra khỏi Kabul.
Theo hai nguồn tin an ninh, một máy bay phản lực của Chính phủ Hy Lạp đang đặt trong tình trạng sẵn sàng tại thủ đô Islamabad của Pakistan, chờ đưa khoảng 18 người ra khỏi Afghanistan. Đây là những người Afghanistan từng làm việc với giới chức Hy Lạp, cùng với gia đình của họ.
Cũng trong ngày 27/8, các quan chức Chính phủ Nhật Bản cho hay các máy bay quân sự nước này được giao nhiệm vụ sơ tán công dân Nhật Bản khỏi Afghanistan hiện đang ở một quốc gia gần đó, song việc đưa các máy bay ra khỏi sân bay Kabul không đồng nghĩa với việc Tokyo chấm dứt hoạt động sơ tán. Nhật Bản tuyên bố sân bay Kabul cần phải được bảo đảm vững chắc để máy bay có thể trở lại và tiếp tục sứ mệnh của mình.