Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Mỹ, Đức không cung cấp các phụ tùng quốc phòng

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 19/9, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli đã chỉ trích các công ty của Mỹ và Đức "cấm vận vụng trộm" đối với Ankara bằng cách không cung cấp các phụ tùng thay thế cho các sản phẩm quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli đã chỉ trích các công ty của Mỹ và Đức "cấm vận vụng trộm" đối với Ankara. Ảnh: anews

Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời của Bộ trưởng Canikli cho biết nhiều công ty từ Mỹ và Đức không cung cấp hoặc trì hoãn việc chuyển giao phụ tùng thay thế cần thiết cho các sản phẩm quốc phòng.

Ông Canikli nhấn mạnh rằng "lệnh cấm vận" này đã được áp đặt đối với đất nước ông mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ trả bằng tiền mặt, trong khi các công ty trên lại "rất hào phóng" đối với các nhóm vũ trang mà Thổ Nhĩ Kỳ đặt ngoài vòng pháp luật.

Hôm 16/9, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rút khỏi thương vụ bán vũ khí đã được lên kế hoạch trị giá 1,2 triệu USD cho Thổ Nhĩ Kỳ, vốn để trang bị cho các nhân viên an ninh của Tổng thống Tayyip Erdogan.


Quyết định này được đưa ra sau khi xảy ra vụ ẩu đả giữa nhân viên an ninh của Tổng thống Erdogan và những người biểu tình bên ngoài Nhà Trắng trong chuyến viếng thăm của ông Erdogan tới Mỹ hồi tháng 5 vừa qua.

TTXVN/Báo Tin Tức
Bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, vì sao Nga không lo công nghệ tối mật rơi vào tay NATO?
Bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, vì sao Nga không lo công nghệ tối mật rơi vào tay NATO?

Trong bối cảnh Mỹ nổi cơn thịnh nộ phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga, và một số nhà quan sát Moskva lo ngại thương vụ này sẽ dẫn tới nguy cơ công nghệ phòng không mới nhất của nước này sẽ rơi vào tay NATO, nhà phân tích quân sự Andrei Stanavov đã chỉ ra một số lý do vì sao các chuyên gia vũ trang đừng nên quá lo lắng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN